Cuộc đua nới lỏng chính sách tiền tệ tại châu Á ứng phó COVID-19

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 22/02/2020 14:37 GMT+7

VTV.vn - Trong khi các bác sỹ chạy đua để nghiên cứu cách điều trị COVID-19, Chính phủ các nước châu Á cũng phải chạy đua để tung ra các gói kích thích nền kinh tế.

Ngày 5/2, ngân hàng Trung ương Thái Lan tuyên bố hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 1% ngay trong cuộc họp đầu tiên của năm 2020. Chỉ 4 ngày sau, Ngân hàng Trung ương Phillippines cũng thông báo hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm, xuống còn 3,75% trong bối cảnh dự báo các doanh nghiệp nước này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu linh kiện sản xuất nhập khẩu từ Trung Quốc do dịch COVID-19.

Ngày 17/2, Chính phủ Hàn Quốc cho biết đang dự thảo lập chương trình hỗ trợ vốn khẩn cấp trị giá 420 tỷ Won (355 triệu USD) cho các doanh nghiệp hàng không, vận tải biển, du lịch cũng như miễn giảm thuế tài sản đối phó dịch COVID-19.

Còn tại Singapore, thiệt hại do COVID-19 cũng buộc đảo quốc sư tử công bố khoản ngân sách khẩn cấp trị giá 4 tỷ SGD nhằm bù đắp tiền lương, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nâng hạn mức cho vay.

Cuộc đua nới lỏng chính sách tiền tệ tại châu Á ứng phó COVID-19 - Ảnh 1.

Tại tâm dịch Trung Quốc, ngày 20/2, ngân hàng Nhân dân (PBOC) đã hạ 0,1 điểm phần trăm lãi suất cơ bản cho vay xuống mức 4,05%. Trọng tâm hỗ trợ sẽ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Indonesia cũng nhanh chóng tham gia câu lạc bộ hạ lãi suất khi cắt giảm 0,25 điểm phần trăm tỷ lệ lãi suất các hợp đồng mua lại (repo) đảo ngược kỳ hạn 7 ngày. Các chuyên gia dự báo, cuộc đua nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa tại khu vực châu Á sẽ còn mở rộng từ nay đến hết tháng 2.

Chính phủ và ngân hàng Trung ương các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á rất đau đầu tuần qua. Chưa bao giờ, câu nói "Trung Quốc hắt hơi, cả thế giới bắt đầu cảm lạnh" lại được chứng minh rõ như vậy, nhất là các khu vực châu Á, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào chuỗi cung ứng liên quan đến Trung Quốc.

Cuộc đua nới lỏng chính sách tiền tệ tại châu Á ứng phó COVID-19 - Ảnh 2.

Theo biểu đồ về lĩnh vực sản xuất chế tạo trong báo cáo mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered về tác động của dịch COVID-19 tới kinh tế khu vực châu Á cho thấy, trung bình các nền kinh tế tại khu vực như Thái Lan, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia… đang nhập khẩu khoảng 20% tỷ trọng nguyên vật liệu, phu kiện đầu vào từ Trung Quốc đại lục. Riêng Việt Nam và Hàn Quốc, con số này còn cao hơn, lên tới hơn 30%.

Đối phó với dịch COVID-19: 'Kịch bản' nào cho ngành du lịch Việt Nam? Đối phó với dịch COVID-19: "Kịch bản" nào cho ngành du lịch Việt Nam?

VTV.vn - Du lịch là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh do virus Corona.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước