Đằng sau câu chuyện Nga tăng giá xăng

Duy Nghĩa (PV Đài THVN thường trú tại LB Nga)-Chủ nhật, ngày 18/11/2018 06:32 GMT+7

Ảnh minh họa: Getty Images

VTV.vn - Giá xăng tăng tất nhiên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Ngày 17/11, giá xăng ở Nga đã bất ngờ tăng vọt lên mức trên 0,7 USD/lít cho loại xăng A95. Quyết định tăng giá này được đưa ra, bất chấp thỏa thuận mới đây giữa Chính phủ Nga với các nhà kinh doanh xăng dầu về việc ổn định giá xăng ở mức 0,6 USD/lít cho đến tháng 3/2019.

Theo hãng thông tấn Ria, giá xăng ở Nga tăng vọt là do tập đoàn Rosneft ngừng cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường. Trung bình 1 lít xăng A95 tăng 1,71%, dầu diesel là 1,96%.

Nếu Rosneft không quay lại thị trường, tình trạng thiếu hụt nhiên liệu sẽ xuất hiện tại nhiều khu vực của Nga. Về phần mình, Rosneft tuyên bố tạm thời rút khỏi thị trường với lý do mong có sự minh bạch trong thị trường kinh doanh xăng dầu.

Với nhan đề: "Giá xăng tăng - Ai có lỗi và cách giải quyết", tờ nhật báo kinh tế RBK đăng tải các phân tích của các chuyên gia về việc vào tháng 5 vừa qua, giá nhiên liệu ở Nga cũng đã tăng vọt hơn 5%, khiến dư luận và người tiêu dùng quan ngại.

Nguyên nhân là do giá xăng dầu thế giới tăng, đồng Ruble mất giá, các công ty kinh doanh phải đầu tư chi phí lớn cho việc vận chuyển và quan trọng nhất vẫn là do các nhà sản xuất xăng dầu thấy có lợi hơn khi xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài nên họ chỉ để số lượng nhỏ cho thị trường trong nước.

Tình trạng này tương tự như năm 2011, khi nước Nga bị khủng hoảng thiếu nhiên liệu làm cho giá cả tăng vọt và Chính phủ Nga khi đó do ông Putin làm Thủ tướng đã áp dụng biện pháp mạnh là tăng thuế xuất khẩu đánh vào các sản phẩm xăng dầu và tạm ngừng xuất khẩu dầu thô trong 1 tháng.

Theo hãng TASS, tháng 6 vừa qua, Chính phủ Nga đã thỏa thuận được với 10 nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm dầu lớn nhất ở Nga là giữ nguyên giá xăng cho đến tháng 3/2019. Trong trường hợp một trong các công ty trên vi phạm thỏa thuận này, Chính phủ sẽ áp dụng chính sách bảo hộ bằng cách tăng thuế xuất khẩu đánh vào các sản phẩm dầu.

Hiện tại, cam kết giữa các nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm dầu và Chính phủ Nga có nguy cơ bị phá vỡ nếu Rosneft không quay trở lại thị trường để góp phần ổn định giá nhiên liệu. Điều này cũng cho thấy Chính phủ Nga còn phải tập trung nhiều nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tính minh bạch trong lưu thông, phân phối nhiên liệu ở Nga.

Khí đốt sẽ là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới Khí đốt sẽ là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới Trung Quốc có thể đứng đầu thế giới về nhập khẩu khí đốt năm 2040 Trung Quốc có thể đứng đầu thế giới về nhập khẩu khí đốt năm 2040 Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường ống dẫn khí đốt đầu tiên không qua Nga Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường ống dẫn khí đốt đầu tiên không qua Nga

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước