Doanh nghiệp Mỹ lao đao vì dự luật chăm sóc y tế Obamacare

Thùy Trang-Thứ năm, ngày 03/10/2013 11:00 GMT+7

 Trong câu chuyện chính phủ Mỹ đóng cửa, những tranh cãi suy cho cùng cũng chỉ xoay quanh vấn đề có thông qua khoản chi tiêu ngân sách cho năm tài khóa 2014 hay không, trong đó bao gồm cả chi tiêu cho dự luật chăm sóc y tế (còn gọi là Obamacare).

Đảng Cộng hòa - vốn được cho là đại diện cho quyền lợi của nhiều doanh nghiệp Mỹ thì kiên quyết phản đối. Vậy đâu là lý do dẫn đến hành động phản biện này?

Một năm trước, Zane Tanke, chủ chuỗi nhà hàng Applebee đã kịch liệt lên tiếng phản đối dự thảo luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Obama. Đơn giản bởi vì chi phí y tế quá lớn sẽ khiến vị này buộc phải ngưng việc tuyển thêm lao động. Nguy hại hơn, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng mà Zane vốn đã dự định từ lâu.

“Chúng tôi sẽ không xây dựng thêm nhà hàng, cũng không chiêu mộ lao động nữa”, Zane Tanke, chủ chuỗi nhà hàng Applebee’s nói.

‘ Tổng thống Mỹ Barack Obama thảo luận về cải cách y tế tại Global Initiative Clinton ở New York

Một năm sau, đúng như lo ngại, dự luật rất có thể sẽ được thông qua, nhất là khi ngài Tổng thống một mực bênh vực quyết sách của mình. Cũng vì “dự luật” khuynh đảo ấy, hai đảng Dân chủ - Cộng hòa không ai chịu ngường ai, để đến nỗi Chính phủ buộc phải đóng cửa. Đồng nghĩa với việc, rồi mai đây, Zane sẽ phải bỏ hàng núi tiền để đóng cho các khoản chi phí y tế cho người lao động. Không còn lựa chọn nào, vị chủ cửa hàng buộc phải đi đến quyết định đau đớn: sa thải một loạt nhân viên ông đã gắn bó từ lâu, và cũng chỉ dám giữ lại đội ngũ nhân lực cốt cán để duy trì hoạt động của nhà hàng.

“Một khi Chính phủ muốn chĩa mũi nhọn vào chúng tôi, chúng tôi chẳng còn cách nào khác là đổ gánh nặng ấy lên người lao động”, Zane Tanke nói.

Không chỉ Zanet, mà hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Gánh nặng chi phí y tế cũng sẽ buộc họ phải đi đến quyết định không mong muốn: sa thải nhân viên.

Đồng tình với cách làm của các doanh nghiệp, ông John Goodman, chuyên gia phân tích chính trị quốc gia phân tích: “Chủ doanh nghiệp, họ nhận được gì ngoài việc phải móc hầu bao để chi cho những khoản phí y tế khổng lồ, lại không nhận được bất cứ khoản hỗ trợ nào. Vậy hà cớ gì họ phải giữ duy trì bộ máy nhân lực nặng nề đó”.

Vừa phải đối mặt với những thách thức nội tại của nền kinh tế, vừa phải oằn lưng chống đỡ những khoản chi phí khổng lồ từ dự luật y tế, nhiều ông chủ - vì quá khó khăn, không ngại ngần cho biết sẽ phải đóng cửa doanh nghiệp. Vậy là cùng một lúc, nước Mỹ diễn ra song song hai đợt đóng cửa. Có điều, Chính phủ - một khi đóng, thì vẫn sẽ mở cửa, thậm chí chắc chắn mở cửa trở lại; còn các doanh nghiệp, một khi đóng cửa, thì rất có thể sẽ là đóng cửa vĩnh viễn.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước