Doanh nghiệp Việt trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 01/10/2017 21:34 GMT+7

VTV.vn - Doanh nghiệp Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nghị quyết Trung ương 5 đã xác định doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Lực lượng này chiếm tới gần 90% số doanh nghiệp Việt Nam và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lực lượng này được dự báo sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - cuộc cách mạng được cho là sự bùng nổ của các công nghệ đột phá và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.

Nếu cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất, thì cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Còn cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lại được "nảy nở" từ cuộc cách mạng lần 3, kết hợp các công nghệ với nhau, Internet kết nối vạn vật, sử dụng trí tuệ nhân tạo, sử dụng robot trong sản xuất… làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Đến năm 2025 sẽ có 10% dân số mặc quần áo kết nối Internet; 30% việc kiểm toán, thậm chí là quản trị ở công ty, sẽ được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo. Điều này cũng cho thấy công nghệ thông tin là yếu tố then chốt trong cuộc cách mạng này. Tuy nhiên, việc đầu tư cho phát triển công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất thấp.

Theo khảo sát, ở Singapore, số tiền được chi cho đầu tư nghiên cứu khoa học chiếm 2,1% GDP, Nhật Bản là 3,4% GDP, còn Việt Nam chỉ là 0,8% GDP; chưa kể GDP của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước nói trên.

Với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên thực hiện đổi mới từng bước thay vì vội vã chạy theo công nghệ. Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp nên quan tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa những hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tiến đến thử nghiệm những công nghệ như điện toán đám mây, dữ liệu lớn...

Bằng cách đó, các doanh nghiệp có thể cân đối các nguồn lực và đổi mới công nghệ trong cách mạng 4.0 một cách hiệu quả, bền vững.

Nâng cao hiệu quả chính quyền điện tử trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 Nâng cao hiệu quả chính quyền điện tử trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0: Ngành nào có nhu cầu tuyển dụng hot nhất? Cách mạng công nghiệp 4.0: Ngành nào có nhu cầu tuyển dụng hot nhất? 65 DN Việt Nam chưa biết phải chuẩn bị gì trước cách mạng công nghiệp 4.0 65 DN Việt Nam chưa biết phải chuẩn bị gì trước cách mạng công nghiệp 4.0

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước