Dự trữ ngoại
hối của Việt Nam đã tăng cao lên mức cao nhất từ trước tới nay. Theo Ngân hàng
Nhà nước, tính từ đầu năm đến hết tháng 9, cơ quan này đã mua được khoảng 11 tỷ USD, nâng tổng mức dự trữ ngoại hối của quốc gia lên con số hơn 40 tỷ USD.
So với những năm trước, những
con số kỉ lục này cho thấy tính ổn định của chính sách tiền tệ - tỉ giá, xuất khẩu
đẩy mạnh, lòng tin vào giá trị tiền Việt Nam ngày được củng cố. Nhiều ngân
hàng nước ngoài đánh giá, việc cải thiện nhanh dự trữ ngoại hối giúp Việt Nam
chủ động hơn trong ứng phó với những tình huống rủi ro.
Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực- Chuyên
gia tài chính ngân hàng, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cho biết mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức kỷ lục từ trước tới nay nhưng so với thông lệ quốc tế, nó vẫn chưa phải là con số quá lớn. Thậm chí, dự trữ ngoại hối của Việt Nam mới đạt được mức tối thiểu so với yêu cầu của thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, việc dự trữ ngoại hối tăng cao có ý nghĩa vô cùng tích cực đối với nền kinh tế.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực nói: "
Lượng dự trữ ngoại hối kỉ lục
này có 3 lợi thế đối với nền kinh tế nước ta. Đầu tiên nó thể hiện được vị thế đối ngoại của Việt Nam, cũng như khả năng trả nợ và lượng dự trữ cần thiết để ứng phó với biến động rủi ro trên thương trường quốc tế. Thứ 2 là giúp cho Ngân hàng Nhà nước có đủ nguồn lực để can thiệp vào chính sách tỉ giá ở những thời điểm cần thiết. Điều sau cùng là niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào giá trị tiền đồng Việt Nam, ổn định lạm phát trong thời gian tới".
Việc gia tăng nguồn dự trữ
ngoại hối quốc gia được đánh giá là sẽ giúp cho uy tín của Việt Nam trên thị
trường tài chính quốc tế ngày càng tăng cao. Thông tin này được thế giới quan tâm hơn khi Việt Nam
ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!