Đây được xem là một thách thức không nhỏ đối với ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, bởi những hệ lụy có thể xảy ra với uy tín, thương hiệu và thị trường.
Cảnh báo thẻ vàng sẽ khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu có thể bị sụt giảm, đồng thời tác động xấu đến việc xuất khẩu hải sản sang các thị trường khác như Mỹ - nước đang chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản nhằm chống khai thác bất hợp pháp từ đầu năm sau.
Trong thời gian bị "thẻ vàng", 100% containers hàng hải sản xuất khẩu của Việt nam sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác khiến thời gian bị kéo dài, thậm chí từ 3-4 tuần/container. Riêng phí kiểm tra "nguồn gốc" là khoảng 15 triệu đồng/container, chưa kể phí lưu cảng. Rủi ro lớn nhất là tỷ lệ các container hàng bị từ chối, trả lại là khá cao và tổn thất có thể lên đến 270 triệu đồng/container. Ví dụ Philippines khi bị thẻ vàng của EC đã có đến 70% số container bị trả lại.
Theo quy định, sau khi bị cảnh báo thẻ vàng, nước bị cảnh báo sẽ có 6 tháng khắc phục các thiếu sót. Nếu 6 tháng không có cải thiện theo đánh giá của EC sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc sẽ bị cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang châu Âu.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.