Theo FAO, trong năm 2021, chỉ số lương thực của tổ chức này đã đạt mức trung bình 125,7 điểm, mức cao nhất kể từ năm 2011. Chỉ số trên đã giảm chút ít trong tháng 12/2021, nhưng lại tăng liên tiếp 4 tháng trước đó, điều này phản ánh tình trạng thu hoạch giảm sút và sự gia tăng mạnh nhu cầu về lương thực trong năm qua.
Sự tăng giá lương thực đã góp phần làm gia tăng tình trạng lạm phát trong bối cảnh các nền kinh tế trên toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch COVID-19 và khiến cho những người dân nghèo gặp rủi ro tại những quốc gia dựa vào nhập khẩu để phát triển kinh tế.
Trong báo cáo cập nhật hằng tháng, FAO cho hay trong tháng 12/2021, ngoại trừ các sản phẩm từ sữa, giá của tất cả loại thực phẩm đều giảm, trong đó giá dầu thực vật và đường giảm đáng kể, tuy nhiên tính trong cả năm 2021, giá các loại thực phẩm nói đều tăng mạnh, trong đó giá dầu thực vật đạt mức cao kỷ lục.
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp của FAO Abdolreza Abbassian, trong khi theo lẽ thông thường, giá lương thực cao sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và chi phí đầu vào thì đại dịch COVID-19 và việc khí hậu ngày càng biến đổi bất thường sẽ làm giảm bớt sự kỳ vọng về việc thị trường này sẽ ổn định trở lại, thậm chí ngay trong năm 2022.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!