Giải bài toán về kết nối hạ tầng giúp gỡ “nút thắt” chi phí logistics

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 24/11/2020 20:44 GMT+7

VTV.vn - Theo Ngân hàng Thế giới, lĩnh vực logistics ở Việt Nam hoàn toàn có triển vọng phát triển mới nếu giải quyết được các bài toán về kết nối hạ tầng.

Theo kết quả khảo sát gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực hoạt động logistics của Việt Nam đã tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Tuy nhiên cũng theo tổ chức này, lĩnh vực logistics ở Việt Nam có triển vọng phát triển mới nếu giải quyết được các bài toán về kết nối hạ tầng như: Các quy định vẫn còn chồng chéo, chất lượng nguồn nhân lực cũng như quản trị doanh nghiệp chưa thực sự chuyên nghiệp khiến chi phí logistics của Việt Nam thiếu đi sự cạnh tranh.

Những công việc bốc xếp hàng hóa, giao nhận container đã được một số doanh nghiệp vận hành theo phần mềm công nghệ quản lý thông tin. Ứng dụng công nghệ là một trong những điểm mấu chốt nhằm nâng sức cạnh tranh cũng như giảm chi phí cho khách hàng.

Không chỉ chú trọng công nghệ, nhiều địa phương đã xây dựng được mô hình logistics xanh, hướng đến sự liên kết cộng sinh tuần hoàn giữa các doanh nghiệp.

Giải bài toán về kết nối hạ tầng giúp gỡ “nút thắt” chi phí logistics - Ảnh 1.

Chỉ số năng lực hoạt động logistics của Việt Nam tăng 25 bậc so với năm 2016. (Ảnh: Báo Đầu tư)

"Các doanh nghiệp cộng sinh với nhau sẽ tiết giảm được cho phí vận chuyển, hay như chất thải của nhà máy này là đầu ra của nhà máy kia. Theo tính toán, chúng tôi đã tiết giảm được 15 - 20% chi phí logistics", ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, cho biết.

Hiện thị trường logistics Việt Nam đang thu hút hơn 30.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn đều là các doanh nghiệp nhỏ.

Theo các nhà phân tích, để khai thác hiệu quả cơ hội logistics từ thị trường mới nổi như Việt Nam, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị về nhân lực cũng như những tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Giải bài toán về kết nối hạ tầng giúp gỡ “nút thắt” chi phí logistics - Ảnh 2.

Cơ hội cho dịch vụ logistics ở Việt Nam còn dồi dào, đặc biệt khi Việt Nam đã ký kết thành công nhiều hiệp định FTA quan trọng. (Ảnh: Báo Đầu tư)

"Chúng ta biết rằng thời gian là quan trọng, nhưng độ tin cậy của chuỗi cung ứng còn quan trọng hơn. Dù có thể chi phí thấp nhưng thời gian đơn hàng lại kéo dài thì rất có thể phải hủy cả đơn hàng đó", ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, nhận định.

Theo đánh giá của Hiệp hội logistics Việt Nam, thời gian qua, dịch vụ logistics luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 12 - 14%, đóng góp khoảng 4 - 5% GDP. Tuy nhiên, các công ty logistics Việt Nam mới đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa. Cơ hội cho dịch vụ logistics ở Việt Nam còn dồi dào, đặc biệt khi Việt Nam đã ký kết thành công nhiều hiệp định FTA quan trọng.

Chi phí logistics chiếm tới 25% tổng giá trị nông sản Chi phí logistics chiếm tới 25% tổng giá trị nông sản

VTV.vn - Con số này mới được Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA)và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam công bố.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước