Tương tự như khái niệm "rửa tiền", giới kinh doanh vàng có một khái niệm gọi là "rửa vàng".
Với nguồn gốc phi pháp, vàng "bẩn" cũng trải qua nhiều bước trung gian, mua đi bán lại từ Nam Mỹ đến châu Âu trước khi được chế tác và được treo giá hàng chục, hàng nghìn USD tại các kệ trưng bày cao cấp.
Người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi sự lấp lánh, hào nhoáng của món trang sức mà chẳng mấy ai quan tâm, môi trường sống bị đe dọa như thế nào trong quá trình làm ra món trang sức vàng đó.
Thay đổi nhận thức có lẽ là một vấn đề còn xa xôi nhưng mọi người vẫn có thể kỳ vọng về một tương lai vàng "sạch", vàng khai thác an toàn, thân thiện với môi trường hay còn gọi là vàng "xanh" hay không?
Đó là lý do ra đời của một hình thức cung ứng vàng mới trong ngành trang sức - mô hình cân bằng thương mại vàng - cân bằng giữa giá trị của vàng bán ra và những giá trị về con người để đổi lấy vàng. Vàng ở đây được khai thác với những quy chuẩn nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Mô hình này khuyến khích khách hàng quan tâm tới nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm mình mua. Tuy nhiên, do chi phí cao và năng suất còn thấp nên việc sản xuất vàng theo quy trình sạch vẫn chưa phổ biến. Mặc dù vậy, các nhà kinh doanh trang sức hy vọng các doanh nghiệp khai thác vàng trên thế giới sẽ dần nâng cao ý thức để bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!