Giải tỏa “cơn khát” công nghệ trong ngành nông nghiệp - Bắt đầu từ đâu?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 08/11/2018 09:45 GMT+7

VTV.vn - Giải tỏa “cơn khát” công nghệ trong ngành nông nghiệp Việt Nam là điểm mấu chốt khi cánh cửa mang tên CPTPP mở ra.

Theo tờ Thời báo kinh doanh, cách đây 10 năm, trung bình chi phí chăn nuôi 1kg gà thịt, lợt thịt, hay 1 quả trứng gà ở Thái Lan rẻ hơn Việt Nam gần 25 - 30%. Tuy nhiên, tới nay đã có những trang trại lớn tại Việt Nam với lộ trình áp dụng công nghệ cao đã san phẳng khoảng cách này, thậm chí có cơ hội giảm mức chi phí xuống còn thấp hơn của Thái Lan.

Ví dụ một nhà máy giết mổ, chế biến tại Thanh Hóa đã sở hữu dây chuyền giết mổ tự động với công suất chế biến đạt 2.500 con/h, đủ tiêu chuẩn xuất sang EU với mục tiêu hướng tới là 4A: An toàn dịch bệnh, An toàn thực phẩm, An toàn môi trường và An toàn đầu tư. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ trong ngành chăn nuôi không chỉ là việc áp dụng trong vận hành, mà còn là công nghệ trong chuỗi quản trị điển hình như Blockchain.

Có ý kiến trên tờ Thời báo kinh doanh chỉ ra, chuỗi cung ứng thủy sản hiện vẫn giữ quy trình giản đơn với hồ sơ thủ công. Do đó vẫn không ít lần tiếp diễn các tình huống tiêu cực liên quan tới lỗi tuân thủ mà từ khóa chính là "minh bạch".

Để hình dung rõ hơn về từ khóa, tờ Thời báo kinh doanh dẫn chứng về chuỗi cung ứng cà phê, bất cập nằm ở chỗ sản xuất cà phê bị phân mảnh do thường được trồng ở những nơi xa, chưa kể tới yếu tố biến động giá, khí hậu mỗi vùng. Do đó, công nghệ chuỗi khối Blockchain có thể hỗ trợ quản lý đồng bộ và xóa nhòa khoảng cách này. Đồng thời, cả hai phía đầu cuối đều hưởng lợi, người nông dân được thanh toán trực tiếp ngay khi bán được sản phẩm, còn khách hàng cuối luôn có thể xem dữ liệu và theo dõi nguồn gốc cà phê.

Giải tỏa "cơn khát" công nghệ trong ngành nông nghiệp cũng là điểm mấu chốt khi cánh cửa mang tên CPTPP mở ra bởi như bài viết trên tờ Nông thôn ngày nay chỉ ra, ngành nông nghiệp mà cụ thể hơn là chăn nuôi là lĩnh vực sẽ chịu nhiều tổn thương nhất. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy nền nông nghiệp thông minh.

Cơ hội thứ nhất là từ khả năng đón nhận những phẩm công nghiệp phục vụ nông nghiệp hiện đại, tiên tiến từ các quốc gia như Canada, Nhật Bản, hay Australia, thứ hai là nguồn lực tài chính lớn mở ra từ một sân chơi lớn.

Tuy nhiên, cũng vì thế một thách thức lớn trước tiên đó là thay đổi thế chế, quy hoạch trong nông nghiệp bởi công nghệ luôn sẵn sàng. Thế nhưng, với quy mô nhỏ lẻ, manh mún như hoạt động nông nghiệp nhiều nơi hiện nay, hiệu quả mang lại từ công nghệ sẽ khó vượt qua chi phí đầu tư.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước