Chính hành động này của số ít các doanh nghiệp đang tạo hệ lụy lớn đến cả những ngành liên quan lẫn hàng hóa mang thương hiệu Việt. Tuy nhiên, đôi khi lỗ hổng lại đến từ chính các nước nhập khẩu.
Doanh nghiệp bán túi nhựa, Công ty sản xuất giày ở Vĩnh Phúc hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI về mặt hàng gỗ ở Bình Dương đều sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả. Đây là kết luận sau đợt rà soát của Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương.
Hầu hết các công ty trong nước nhờ các công ty dịch vụ làm CO, các công ty dịch vụ làm giả tờ liên 1, thường thường là trùng số, mạo chữ ký của Cục Xuất nhập khẩu, tẩy xóa, sửa chữa. Chính những hành động này là một trong những nguyên nhân góp phần khiến thời gian qua, hàng loạt mặt hàng của Việt Nam như thép, nhôm bị khởi xướng điều tra chống lẩn tránh.
Tuy nhiên, ở một số thị trường như Mỹ lại không yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu hay xuất khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Dù nước nhập khẩu có yêu cầu xuất xứ hay không yêu cầu xuất xứ, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hàng hóa mang xuất xứ Việt Nam hiện đang có lợi thế cạnh tranh về thuế suất để đi vào các thị trường mà Việt Nam có hợp tác song phương. Để có căn cứ giải quyết tình trạng này, dự thảo thông tư Made in Vietnam hiện đang được công khai lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp trước khi trình Chính phủ ban hành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!