Điều này khiến việc xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của hàng ngàn doanh nghiệp bị đảo lộn, thậm chí tạm ngưng... Hiện có hàng trăm DN nhập khẩu thực phẩm và nguyên liệu đang bị vướng bởi quy định này.
Rất nhiều mặt hàng người dân vẫn sử dụng hằng ngày,bỗng dưng biến thành dược phẩm. Theo thông tư 03/2016 của Bộ Y tế, cơ sở xuất nhập khẩu dược liệu phải có đủ các điều kiện "đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc với phạm vi bán buôn dược liệu", đạt các nguyên tắc "thực hành tốt bảo quản thuốc" đối với dược liệu theo quy định tại thông tư này do Bộ Y tế kiểm tra...., nghĩa là bán hành, tỏi giờ phải có trình độ dược tá?!
Ông Minh - chủ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh cho biết, trước đây công ty vẫn nhập các loại thực phẩm này bình thường và hàng về cảng do Bộ NN&PTNT kiểm tra rồi đưa về kho. Nhưng gần đây Bộ NN&PTNT không kiểm tra nữa vì theo quy định mới, các mặt hàng nói trên thuộc kiểm tra của Bộ Y tế.
Một số ý kiến từ cộng đồng mạng cho rằng:
- Thực sự tôi không hiểu sao các sản phẩm thực phẩm thông thường như trên đã nhập khẩu bao nhiêu năm lại bị đưa vào quản lý như dược liệu. Mà nếu quản lý như dược liệu thì các công ty xuất nhập khẩu thực phẩm sẽ nghỉ hết do không đủ điều kiện.
- Chúng tôi làm thực phẩm thì xây dựng nhà máy, kho hàng theo chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT, nay sản phẩm bị chuyển sang Bộ Y tế quản lý thì mọi thứ lại phải thay đổi với các điều kiện của nhà máy và kho hàng của nhà thuốc. Như thế là quá lãng phí.
- Theo tôi, làm cái biển công báo rõ ràng:"Ở ĐÂY CHỈ BÁN HÀNH, TỎI,GỪNG, GIỀNG LÀM GIA VỊ. KHÔNG BÁN LÀM THUỐC. GIÁ BÁN LÀM GIA VỊ RẺ HƠN GIÁ BÁN LÀM THUỐC", thế là xong.
Theo Tổng cục Hải quan, trước đó, ngày 28/10, họ đã có công văn gửi Bộ Y tế nêu lên vướng mắc liên quan đến chính sách nhập khẩu mặt hàng có nguồn gốc thực vật và đề nghị sớm cho ý kiến. Tuy nhiên, chưa có ý kiến phản hồi từ Bộ Y tế.
Để tránh việc một mặt hàng hai chính sách quản lý và tránh tình trạng hàng hóa ùn ứ tại cảng nhiều tháng qua, Tổng cục Hải quan đã nhiều lần gửi công văn đề nghị Bộ Y tế sớm có ý kiến trả lời để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu.
- Như thế này là phải chăng đang làm khó cho doanh nghiệp. Lại nhớ vụ pate Minh Chay khi xảy ra việc thì mới thấy một sản phẩm thực phẩm thôi mà liên quan đến mấy bộ ban ngành. Quản lý như thế nào để hiệu quả mới là vấn đề.
- Tôi nghĩ là Tổng cục Hải quan nên đề xuất tạm thời giải quyết linh động theo quy định của cả Luật an toàn thực phẩm và Luật dược. Trường hợp nào DN khai báo nhập khẩu hàng hóa dùng làm thực phẩm thì nên cho thông quan.Nếu là dược phẩm thì theo luật dược để tiến hành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!