Hành lang pháp lý: “Điểm bẩy” giúp doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng

Đức Chung, Điệp Anh-Thứ năm, ngày 23/07/2020 13:59 GMT+7

VTV.vn - Nhiều doanh nghiệp tư nhân cho rằng họ cần điểm bẩy - hành lang pháp lý - để có đủ cơ sở tham gia vào thị trường năng lượng tiềm năng tại Việt Nam.

Ngày 22/7, diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội, kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương và 30 điểm cầu quốc tế tại 15 quốc gia. Đây được xem là sự kiện có quy mô lớn nhất kể từ khi Nghị quyết 55 về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia được Bộ Chính trị ban hành. Để Nghị quyết đi vào thực tế, nhiều đề xuất tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn đã được các doanh nghiệp tư nhân đang đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng nêu ra.

Hành lang pháp lý: “Điểm bẩy” giúp doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng - Ảnh 1.

Nghị quyết 55 đã "cởi trói" cho tư nhân có thể tham gia sâu hơn vào các nguồn phát điện. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Là doanh nghiệp đã đầu tư và đưa vào vận hành hơn 300 MW điện mặt trời và đang triển khai nhà máy điện gió, đại diện một doanh nghiệp cho biết, Nghị quyết 55 đã "cởi trói" cho tư nhân có thể tham gia sâu hơn vào các nguồn phát điện, thậm chí cả hạ tầng truyền tải, vốn trước đây do Nhà nước độc quyền; tuy nhiên, để Nghị quyết đi vào thực tế, cần có thêm các quy định cụ thể về phát triển năng lượng, hạ tầng và điện lực.

Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 7 - 10 tỷ USD mỗi năm để phát triển nguồn điện. Huy động nguồn lực tư nhân là nhiệm vụ không thể khác.

Hành lang pháp lý: “Điểm bẩy” giúp doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào năng lượng - Ảnh 2.

Cần có thêm các quy định cụ thể về phát triển năng lượng, hạ tầng hay điện lực để Nghị quyết 55 đi vào thực tế. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng, cần đánh giá, làm rõ việc phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương để hoàn thiện cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp tư nhân trong đầu tư phát triển năng lượng, hạ tầng truyền tải và các dự án có quy mô lớn.

Đại diện một doanh nghiệp tư nhân đã tham gia đầu tư nguồn và đường dây truyền tải điện cho rằng, Nghị quyết 55 được xem là đòn bẩy, còn điểm bẩy sẽ là những hành lang pháp lý để từ đó tư nhân có đủ cơ sở tham gia vào thị trường năng lượng tiềm năng tại Việt Nam.

Gỡ nút thắt giúp 'chiếc áo khoác' ngành năng lượng bớt chật chội Gỡ nút thắt giúp "chiếc áo khoác" ngành năng lượng bớt chật chội

VTV.vn - Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng Mặt trời. Nhưng hệ thống truyền tải đang không đủ để đáp ứng cho sự phát triển nóng thời gian qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước