Hơn 1,3 triệu lao động thất nghiệp trong 3 tháng gần đây

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 20/08/2020 20:12 GMT+7

VTV.vn - Đây là thực tế tại các khu vực kinh tế trọng điểm khi các đơn hàng dần hết và khó có thêm đơn hàng mới.

Áp lực khi việc làm ngày càng ít

Hơn 1,3 triệu lao động đã thất nghiệp trong 3 tháng gần đây. Việc làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; dịch vụ... giảm mạnh nhất trong thập kỷ qua và càng giảm mạnh hơn khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Theo dự báo, chỉ hơn 2 tháng nữa sẽ có một làn sóng các nhà máy dừng hoạt động. Cả doanh nghiệp và người lao động đều đang chịu áp lực khi việc làm ngày càng ít.

Nếu như đầu mùa dịch COVID-19, doanh nghiệp còn lo thiếu nguyên liệu đầu vào thì nay mối lo lớn hơn là thiếu việc làm cho lao động.

Hơn 1,3 triệu lao động thất nghiệp trong 3 tháng gần đây - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp gia công dệt may, da giày đã đến ngưỡng không thể chịu nổi khi sức ép việc làm cho hàng triệu lao động.

Không tăng giờ làm thêm, mỗi ngày làm 1 ca, cắt 1 ngày làm trong tuần, luân phiên làm việc theo tuần rồi theo tháng để giãn việc… là cách một số doanh nghiệp lựa chọn khi bị dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng.

Phần lớn doanh nghiệp gia công dệt may, da giày đã đến ngưỡng không thể chịu nổi khi sức ép việc làm cho hàng triệu lao động.

Giữ việc làm là ưu tiên số 1

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm chỉ có 120.000 việc làm mới - một con số quá nhỏ so với hàng triệu lao động bị mất việc. Có thể nói, người lao động đang ở hoàn cảnh rất dễ bị tổn thương khi việc làm cho họ đang ngày càng ít đi.

Một kịch bản xấu nhất được đưa ra là: Số lao động mất việc có thể lên tới khoảng 65.000 mỗi tháng; 70% doanh nghiệp bị ảnh hưởng và có từ 3,5 - 5 triệu lao động bị ngừng việc, giãn việc, hoặc giảm việc.

Hơn 1,3 triệu lao động thất nghiệp trong 3 tháng gần đây - Ảnh 2.

6 tháng đầu năm chỉ tạo ra được 120.000 việc làm mới. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia lao động đề xuất cần có thêm những biện pháp hỗ trợ để tạo việc làm trong doanh nghiệp và giữ việc làm cho người lao động. Phải xây dựng một hệ thống khai báo việc làm nhằm chủ động hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh và giữ việc làm.

Trong bối cảnh này, lao động cũng phải chấp nhận giảm thu nhập, việc ít nhưng quan trọng nhất là giữ được việc làm.

Nhu cầu tuyển dụng lúc này cũng đang thấp nhất trong 10 năm qua. Nhiều địa phương đã dự báo nếu dịch bệnh kéo dài mỗi tỉnh, thành sẽ có thêm từ hàng chục đến hàng trăm nghìn lao động bị mất việc làm.

Người lao động luôn là vị trí ở thế bị động trong khủng hoảng việc làm. Điều tra mới nhất của Viện Công nhân Công đoàn tại một số địa phương cho thấy, hầu hết lao động mất việc đều chưa tìm được việc làm mới do không có nơi tuyển dụng. Việc giữ việc làm phải là ưu tiên số 1 tại các doanh nghiệp đang hoạt động bởi đó không chỉ là tiền lương, mà còn là an sinh của người lao động.

Dịch COVID-19 kéo dài: Lao động có sẵn sàng giảm thu nhập để giữ việc? Dịch COVID-19 kéo dài: Lao động có sẵn sàng giảm thu nhập để giữ việc?

VTV.vn - Do tác động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp đang xoay sở để không phải cắt giảm nhân công. Còn người lao động liệu có sẵn sàng giảm thu nhập để giữ việc làm?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước