Khổ vì hàng không thiết yếu đang trở nên thiết yếu

VTV Digital-Thứ ba, ngày 31/08/2021 10:12 GMT+7

VTV.vn - Việc liên tục kéo dài giãn cách khiến các mặt hàng không thiết yếu như điện máy, đồ gia dụng phục vụ công việc, sinh hoạt và học tập trở nên cấp thiết.

Bài viết "Khổ vì hàng không thiết yếu đang trở nên thiết yếu" trên Kinh tế Saigon Online chạm vào nỗi niềm của không ít người dân và doanh nghiệp hiện nay khi việc giãn cách xã hội kéo dài.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, các sản phẩm công nghệ, thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính cá nhân trở thành công cụ quan trọng trong sinh hoạt, liên lạc và làm việc, nhưng trẻ em vào năm học mới phải học online không có chỗ mua máy tính, tủ lạnh bị hỏng không có người sửa hay có chỗ bán để mua mới, vậy trữ đồ thực phẩm như thế nào đang là trăn trở của không ít người.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ cũng bó tay ngồi nhìn cơ hội kinh doanh hay cơ hội chăm sóc, mở rộng khách hàng trôi qua trước mắt.

Nhiều góc nhìn của chuyên gia kinh tế cho rằng nhu cầu tiêu dùng sẽ như chiếc lò xo bị nén bật lại sau dịch để bù đắp, nhưng chia sẻ với báo chí gần đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch của Thế giới Di động, cho hay chẳng có chiếc lò xo nào cả.

Khổ vì hàng không thiết yếu đang trở nên thiết yếu - Ảnh 1.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, máy tính cá nhân trở thành công cụ quan trọng trong sinh hoạt. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Niềm tin tiêu dùng và thu nhập đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ sau đợt dịch này, tạo ra thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp bán lẻ mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu. Sự việc cũng cho thấy ranh giới giữa quy định hàng thiết yếu và không thiết yếu trong bối cảnh hiện nay đang rất mong manh và ngày một chuyển hóa khi phải ở nhà quá lâu.

Giao dịch trực tuyến bất động sản: Rao nhiều, bán chẳng bao nhiêu

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 trở lại, nhiều doanh nghiệp bất động sản, thậm chí các nhân viên kinh doanh cũng phải chủ động tự thay đổi mình. Họ phải đầu tư tiền bạc, công sức để đẩy mạnh kênh bán hàng qua mạng. Tuy nhiên theo ghi nhận của tờ Đầu tư tài chính - Sài Gòn Giải phóng: "Rao nhiều nhưng bán chẳng bao nhiêu".

Chủ tịch DKRA Việt Nam cho biết, bất động sản là một mặt hàng có giá trị lớn nên hầu hết người mua cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định giao dịch.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư hàng trăm triệu đồng cho các thiết bị công nghệ và chi phí quảng cáo online, đó là chưa kể đến chi phí phải làm các phim tư liệu về dự án, nhận định thị trường từ các chuyên gia, tổ chức bán trực tuyến một số dự án, nhưng chỉ dừng lại ở mức khách hàng "giữ chỗ" chứ chưa chuyển sang "đặt cọc", nghĩa là khách hàng vẫn chưa đủ niềm tin để quyết định mua khi chỉ xem dự án thông qua màn hình.

Đại diện một doanh nghiệp cho biết, trong mùa dịch này chủ yếu họ hướng đến khách hàng cũ có tiềm năng để giới thiệu dự án và gửi thông tin chờ khách phản hồi sau dịch chứ không kỳ vọng gì.

Nợ xấu ẩn mình

Theo tờ Nhịp cầu Đầu tư, quý 2 vừa qua, nhiều ngân hàng thương mại công bố lợi nhuận rất lớn, từ 12 - 20% vốn điều lệ, nhưng thực chất đây là lợi nhuận có bao gồm cả các khoản giãn, hoãn nợ mà chưa phải trích lập dự phòng rủi ro.

Trong báo cáo tài chính quý II/2021 của các ngân hàng, cũng đã thấy tổng số dư nợ xấu đến thời điểm 30/6 tăng 4,5% so với cuối năm trước. Nhiều ngân hàng thương mại ước tính nợ xấu sẽ tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng nếu Thông tư 03 không được sửa đổi.

Để cứu doanh nghiệp cũng như cứu chính các ngân hàng, Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 03 theo hướng khách hàng sẽ được cơ cấu nợ với dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021, thời hạn cơ cấu nợ được kéo dài đến ngày 30/6/2022.

Mặc dù vậy, theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, khi hết các quy định về giãn, hoãn nợ, nợ xấu sẽ tăng đột biến trên nội bảng, dẫn đến trích lập dự phòng cũng phải tăng cao, lợi nhuận dự thu giảm mạnh. Doanh nghiệp kiệt sức khiến các ngân hàng thấp thỏm lo nợ xấu dồn gánh nặng cho những năm tiếp theo và việc cổ phiếu nhóm ngân hàng vẫn đang đi tìm đáy trên thị trường chứng khoán đang phản ánh trước bức tranh này.

Hà Nội công bố 600 điểm bán hàng thiết yếu trực tuyến Hà Nội công bố 600 điểm bán hàng thiết yếu trực tuyến

VTV.vn - Các điểm này đều bản thực phẩm tươi sống, chế biến, hàng hóa thiết yếu, theo hình thức đặt hàng qua điện thoại, trang web, qua các ứng dụng Zalo, Apps, kênh Gozek, Now...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước