Không để dòng tiền hỗ trợ doanh nghiệp đi sai địa chỉ

Hoàng Nam-Thứ hai, ngày 29/05/2023 14:14 GMT+7

VTV.vn - Để tránh lãng phí nguồn lực, chuyên gia cho rằng cần có sự kiểm soát để dòng tiền không đi sai địa chỉ.

Chia sẻ tại Tọa đàm "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 28/5, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết giữ được ổn định kinh tế vĩ mô thời gian qua là thành công lớn. Ngoài ra, nhiều phân tích và khuyến nghị chính sách đáng chú ý đã được đưa ra tại tọa đàm để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thế giới bất định, chưa phục hồi, càng cần phải khơi thông nguồn lực hỗ trợ trong nước, đặc biệt là về mặt chính sách và vốn.

"Vừa qua, đề xuất Quốc hội giảm VAT 2% là kịp thời. Hiện nay là đang đề xuất tới 31/12, đây đúng là thời điểm chốt về cân đối ngân sách, nhưng theo chính sách nên mở. Ví dụ nếu 31/12 còn khó thì Chính phủ sẽ tiếp tục đề nghị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý là kéo dài được ngay chứ không cần thêm kỳ họp sau, chủ động chính sách hỗ trợ", GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh giá.

Không để dòng tiền hỗ trợ doanh nghiệp đi sai địa chỉ - Ảnh 1.

Chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thế giới bất định, chưa phục hồi, càng cần phải khơi thông nguồn lực hỗ trợ trong nước, đặc biệt là về mặt chính sách và vốn. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã liên tục hạ lãi suất điều hành, yêu cầu ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên để tránh lãng phí nguồn lực, chuyên gia cho rằng cần có sự kiểm soát để dòng tiền không đi sai địa chỉ.

"Tôi cho rằng vẫn phải sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, nhưng phải thận trọng và phải kiểm soát được dòng tiền. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp khó khăn, có nhu cầu nhưng chúng ta không kiểm soát được tiền để dòng tiền không chảy vào đúng chỗ sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải mà rơi vào khu vực đang đóng băng, thì như muối bỏ bể", GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận định.

Để tránh gánh nặng cung ứng vốn dồn lên vai ngân hàng cũng cần sự nhanh chóng trở lại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo Bộ Tài chính, kênh dẫn vốn này cũng đang cho thấy những tín hiệu hồi phục tích cực.

"Giai đoạn cuối năm 2022 và 1 - 2 tháng đầu năm 2023, hầu như không có doanh nghiệp nào ra được thị trường nhưng đến thời điểm hiện nay, chúng ta có 15 doanh nghiệp phát hành 26,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường. 16 doanh nghiệp đã đàm phán được với các nhà đầu tư để giải quyết gần 8.000 tỷ đồng trái phiếu.... Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy chính sách đã hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư quay lại thị trường", Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin.

Theo tìm hiểu của phóng viên VTVMoney, tháng 6 - 7, dự kiến sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thứ cấp sẽ đi vào hoạt động, qua đó góp phần gỡ nút thắt lớn về mặt thanh khoản cho thị trường.

Gỡ nghẽn dòng tiền cho doanh nghiệp Gỡ nghẽn dòng tiền cho doanh nghiệp

VTV.vn - Khó về dòng tiền là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp phản ánh bên lề Đại hội đại biểu của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước