Kinh tế Trung Quốc: Vượt kỳ vọng?

Anh Quang (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 18/04/2019 06:00 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Tăng trưởng GDP quý I/2019 đạt 6,4%, liệu kinh tế Trung Quốc đã thoát đáy và quay đầu hồi phục sau hàng loạt những biện pháp "hà hơi thổi ngạt", bơm tiền quy mô lớn?

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngày 17/4 đều đã đi lên, sau khi số liệu GDP Quý I/2019 của Trung Quốc được công bố. 6,4%, mức tăng trưởng mà hầu hết các chuyên gia dự báo đều không nghĩ đến. Vậy con số này có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tại thời điểm này?

Theo nhận định của dư luận, kết quả này có được là nhờ một loạt các chính sách kích thích của chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát huy tác dụng như các động thái giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung Quốc gần đây hay các chính sách về cắt giảm hơn 300 tỷ USD thuế, phí, tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ giúp tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế, phần nào tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

Các tín hiệu tích cực đến từ đàm phán thương mại Mỹ - Trung cũng giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư, qua đó ổn định niềm tin thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức. Các chuyên gia nhận định, các chính sách kích thích trên sẽ chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn.

Việc hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp phần nào thỏa mãn cơn khát của nền kinh tế nhưng cạnh tranh về vốn giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp nhỏ tư nhân có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn hay không vẫn là câu hỏi lớn, trong khi tăng dư nợ tín dụng sẽ làm tăng áp lực cho hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, việc tăng phát hành trái phiếu nhằm kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng, qua đó kích thích tăng trưởng sẽ khiến áp lực nợ công của Trung Quốc ngày càng lớn, trong khi giảm thuế phí dự kiến sẽ khiến thâm hụt ngân sách của Bắc Kinh lên tới 2,8% GDP, so với 2,6% GDP trong năm 2018. Có thể thấy, kinh tế Trung Quốc sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong trung hạn, áp lực giảm tốc vẫn rất lớn.

Sau đây là nhận định của bà Cui Li, 1 chuyên gia tư vấn của kênh Tài chính Bloomberg, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại Tập đoàn CCB International Holdings, Hong Kong, Trung Quốc và bà Gita Gopinath, Cố vấn kinh tế IMF:

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước