Trong phiên làm việc chiều 22/10 của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ tiếp tục báo cáo về tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2018, đầu tư công trung hạn và tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả thu Ngân sách Nhà nước ước vượt dự toán nhưng theo Ủy ban Tài chính, ngân sách lại chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội như tỷ lệ huy động từ thuế thấp hơn 21%; nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng so với năm 2017, một số địa phương dự ước hụt thu nội địa.
Về chi NSNN, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN còn cao. Trong chi đầu tư phát triển vẫn còn tình trạng giao vốn chưa hết, giao vốn rất chậm, giao nhiều lần vẫn xảy ra. Chính phủ dự kiến phân bổ vốn năm 2019 đối với hai chương trình mục tiêu quốc gia là 24.169 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho thấy hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế bước đầu tăng lên, hệ số sử dụng vốn đầu tư ICOR giảm từ 6,36 của giai đoạn 2011-2014 xuống còn 6,11 trong giai đoạn 2015-2017, khắc phục cơ bản tình trạng quyết định chủ trương và quyết định đầu tư tùy tiện.
Tổng số dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn là 9.620 dự án chỉ bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước về số dự án. Trong đó, số dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt 65,4%. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhiều dự án cấp bách, trọng điểm, dự án ODA chưa được đưa vào kế hoạch do không có nguồn bố trí. Tình trạng mất cân đối giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương ngày càng tăng không đảm bảo mục tiêu Ngân sách Trung ương đóng vai trò chủ đạo theo quy định của Luật NSNN.
Sau đây là một số ý kiến bên hành lang Quốc hội đánh giá về những kết quả đạt được trong việc thu chi ngân sách và hiệu quả thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020:
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!