Mở cửa trở lại tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ?

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 26/06/2020 06:23 GMT+7

VTV.vn - Sau thời gian phong tỏa do tác động của dịch COVID-19, Mỹ đã mở cửa trở lại được hơn 1 tháng. Việc mở cửa trở lại đã có những tác động tích cực đối với kinh tế Mỹ.

2,5 triệu người lao động đã được tuyển dụng mới, con số kỷ lục được ghi nhận hồi tháng 5. Điều này đã giúp tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 13,3%.

Mở cửa từng phần cũng đã giúp cho người dân tăng chi tiêu. Doanh số bán lẻ trong tháng 5 tăng vọt tới 17,7%, mức tăng theo tháng mạnh nhất kể từ năm 1992 đến nay, dù doanh thu bán lẻ vẫn ở mức thấp hơn so với trước thời điểm dịch bệnh.

Mỹ ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất từ trước đến nay

Tuy nhiên, những số liệu hồi phục trên có lẽ sẽ sớm biến mất, khi mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc các biện pháp giãn cách không còn được tuân thủ. Hệ quả là số ca nhiễm mới tăng dần đều trong tháng 6 này. Ngày 24/6, nước Mỹ đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục theo ngày.

Mở cửa trở lại tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ? - Ảnh 1.

Việc mở cửa trở lại đã có những tác động tích cực đối với kinh tế Mỹ. (Ảnh minh họa: Reuters)

Hơn 38.000 trường hợp nhiễm mới trong 1 ngày. Các ca mắc mới tăng đột biến tại các bang California, Texas và Florida.

Các nhà chức trách cũng ghi nhận nhiều ca mắc mới ở những người trẻ tuổi. Đến nay, Mỹ ghi nhận hơn 2,4 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 124.000 ca tử vong vì dịch bệnh này.

"Mọi người không nên quá bất ngờ. Chúng ta không chỉ mở cửa nền kinh tế, mọi người được đi ra ngoài nhiều hơn, mà chúng ta đang quay trở lại những thói quen cũ. Hậu quả là dịch bệnh lây lan, ngày càng nhiều người bị nhiễm bệnh hơn" - ông Gavin Newsom, Thống đốc bang California, nhận định.

Kinh tế New York bị ảnh hưởng như nào sau khi áp dụng biện pháp mạnh tay với du khách?

Có thể thấy, chính việc lo ngại số ca nhiễm mới tăng liên tục đang châm ngòi cho làn sóng bán tháo trên thị trường chứng khoán phố toàn cầu những ngày qua, bao gồm cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện chính quyền các bang đã buộc phải đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn.

Ngày 24/6, giới chức 3 bang bờ Đông nước Mỹ, bao gồm: New York, New Jersey và Connecticut, vốn có số ca nhiễm hàng đầu nước Mỹ đã quyết định mạnh tay hơn, cách ly bắt buộc 14 ngày với các du khách từ nơi khác tới.

Vậy chính sách này và những rủi ro bùng phát dịch COVID-19 thứ 2 sẽ tác động đến hoạt động kinh tế tại Mỹ?

Thực tế, ngành dịch vụ gồm: nhà hàng, khách sạn hay bán lẻ của New York phụ thuộc rất nhiều vào du khách. Tuy nhiên, thống kê năm 2018 cho thấy ngay cả khi chi tiêu của du khách tại New York lập đỉnh mới là 71,8 tỷ USD thì du lịch vẫn không có đóng góp lớn vào kinh tế của cả bang. Nó chỉ chiếm khoảng hơn 4% trong nền kinh tế có quy mô 1,7 nghìn tỷ USD của New York.

Mở cửa trở lại tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ? - Ảnh 2.

Người dân băng qua đường giữa tại Scottsdale, Arizona, Mỹ.

Dịch vụ tài chính, chăm sóc y tế và dịch vụ công nghệ mới là những ngành có đóng góp lớn nhất vào kinh tế bang này. Đây lại là những ngành vẫn hoạt động được, thậm chí là tốt trong thời kỳ dịch bệnh. Vì vậy, việc áp dụng cách ly bắt buộc với du khách không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế của New York.

Chưa kể, khách đến thời điểm này chủ yếu là tránh dịch, họ sẽ không chi tiêu được nhiều khi thành phố New York, nơi thu hút du khách nhất, mới mở cửa một phần.

Có thể thấy, trong khi New York gần như đã kiểm soát được đợt dịch 1, hiện nhiều bang mới bắt đầu bước chân vào. Chính sự khác nhau này khiến mỗi bang phải tự quyết định là chính, không chỉ phụ thuộc vào chính sách cấp liên bang, nghĩa là sẽ không có chuyện đóng cửa hết hay mở cửa hết cả nền kinh tế cùng một lúc.

Chính quyền liên bang không thể yêu cầu Arizona, Florida hay Texas - những bang có số ca nhiễm mới mỗi ngày đang ở mức 5.000 người - là phải mở cửa; trong khi không thể để New York, New Jersey có số ca nhiễm hàng trăm đóng cửa mãi.

Mở cửa trở lại tác động như thế nào đến kinh tế Mỹ? - Ảnh 3.

Liệu làn sóng COVID-19 thứ 2 có xảy đến với nước Mỹ? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, giai đoạn chống dịch khác nhau cũng giúp các bang có được nhiều kinh nghiệm. Các bang bờ Đông rút được kinh nghiệm từ các bang miền Nam và bờ Tây là không nên mở cửa quá sớm, quá nhanh. Dịch có thể bùng phát trở lại. Các bang khác học được từ các bang bờ Đông rằng nếu không cẩn trọng và mạnh tay chống dịch từ đầu, họ sẽ phải đánh đổi bằng rất nhiều sinh mạng và việc mở cửa kinh tế sẽ là một tương lai rất xa.

IMF: Kinh tế Mỹ sẽ suy thoái sâu hơn trong năm 2020

Tuần qua, Tổng thống Donald Trump cũng đã khởi động trở lại chiến dịch tranh cử cho nhiệm kỳ 2 của mình. Đáng chú ý, khẩu hiệu được nhà lãnh Mỹ lựa chọn là: "Giữ cho nước Mỹ vĩ đại". Đã có sự điều chỉnh so với khẩu hiểu tranh cử năm 2016: "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" vốn được ông Trump đăng ký bản quyền. Rõ ràng giữ cho kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái như giai đoạn trước dịch đã là một thành công trong năm cuối nhiệm kỳ của ông Trump.

Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, nền kinh tế số 1 thế giới này sẽ suy thoái sâu hơn, giảm từ -5,9% xuống -8% trong cả năm 2020. Liệu làn sóng COVID-19 thứ 2 có xảy đến với nước Mỹ?

Với cử tri Mỹ, thực tế cho thấy khả năng bỏ phiếu cao thường nghiêng về phía những ứng viên tổng thống nào đưa ra các chính sách kinh tế khiến ví tiền của người Mỹ được rủng rỉnh hơn.

New York (Mỹ) chuẩn bị bước sang giai đoạn 2 mở cửa lại nền kinh tế New York (Mỹ) chuẩn bị bước sang giai đoạn 2 mở cửa lại nền kinh tế

VTV.vn - Từ ngày 22/6, thành phố New York, nơi từng là tâm dịch của nước Mỹ, sẽ chính thức bước vào giai đoạn mở cửa bước 2 trong kế hoạch 4 bước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước