Thu hút nhiều sự chú ý như vậy, tuy nhiên, SCIC hiện mới chỉ quản lý 7% lượng vốn của Nhà nước nên còn rất nhiều vốn nhà nước cần quản lý hoặc bán đi.
Một cuộc hội thảo sáng 27/4 đã bàn về 2 mô hình mà "Đề án thành lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" đã chốt lại để báo cáo Bộ Chính trị và Trung ương xem xét quyết định.
Theo các chuyên gia, mô hình hoạt động như ủy ban có ưu điểm nổi bật là vị thế pháp lý và chính trị mạnh hơn. Tuy nhiên, việc khuyến khích động lực và trách nhiệm sẽ khó mà rõ ràng, cụ thể. Còn với mô hình hoạt động theo kiểu doanh nghiệp, vị thế pháp lý và chính trị yếu hơn nhưng lại linh hoạt, chi phí và thủ tục thành lập gọn nhẹ, dễ đầu tư vốn và sinh lời, tạo động lực, tinh thần trách nhiệm.
Nhiều ý kiến thiên về mô hình thứ 2 với các đề xuất như nâng cấp SCIC để có vị thế pháp lý chính trị cao hơn hoặc chia nhỏ SCIC thành nhiều SCIC con để tránh tình trạng bỏ hết trứng vào một giỏ.
Thúc đẩy đổi mới mô hình quản lý vốn Nhà nước để đạt được hiệu quả thực chất và minh bạch là đòi hỏi bức thiết. Dù chưa rõ mô hình nào sẽ được lựa chọn, tuy nhiên, mô hình nào cũng phải đáp ứng được yêu cầu quản lý vốn Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, chống thất thoát và nâng cao được giá trị.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!