Dự đoán trên được các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (DRC) của Quốc vụ viện, nội các chính phủ Trung Quốc đưa ra khi phản ảnh những giả thiết về sự thành công của chiến lược "lưu thông kép" của chủ tịch Tập Cận Bình - dựa nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa, nhưng không quay lưng với quốc tế, đi cùng với tăng cường tự do hóa kinh tế để chuẩn bị cho sự cạnh tranh lâu dài về công nghệ - kinh tế với Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai tái khẳng định rằng Trung Quốc phải "tăng tốc" chiến lược "lưu thông kép" mới mà ông đã đưa ra vào tháng 6 năm nay, trong bối cảnh môi trường bên ngoài đã trở nên bất ổn và thù địch.
Theo nhóm các nhà nghiên cứu, tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ còn gia tăng trong 5 năm tới.
Báo cáo cũng nêu rõ: "Không thể loại trừ việc Mỹ sẽ sử dụng tất cả các phương pháp có thể để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, bao gồm áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các công ty Trung Quốc bằng cách lạm dụng quyền tài, chiếm giữ cổ phần của Trung Quốc, ép buộc các quốc gia khác áp đặt các lệnh cấm vận công nghệ đối với Trung Quốc, cũng như loại trừ Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD".
Đối với nhữn nhóm nghiên cứu vẫn rất tự tin rằng những yếu tố đó cũng không thể ngăn cản sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc.
Dự báo là đúng hay sai?
Các nhà nghiên cứu dự đoán, tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng lên 18,1% vào năm 2025 từ 16,2% vào năm 2019, trong khi tỷ trọng của Mỹ sẽ giảm xuống 21,9% từ 24,1% trong cùng kỳ.
Vào tháng trước, Justin Lin Yifu - giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và là cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới, dự đoán rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030.
ảnhNhiều quan điểm được đưa ra trước giả thiết “Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Ảnh: Getty
Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng Trung Quốc có thể không bao giờ vượt qua Mỹ để trở thành số 1 do dân số già hóa nhanh.
Yi Fuxian, một nhà khoa học cấp cao tại Đại học Wisconsin - Madison, lập luận rằng, từ quan điểm nhân khẩu học, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua Mỹ trong tương lai gần.
Tương tự, vào hồi tháng 4/2019 cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming đã cảnh báo rằng Trung Quốc "không nên đưa ra giả định sẽ là nền kinh tế số 1 thế giới quá sớm".
Công ty tư vấn kinh tế Capital Economics đã đưa ra một báo cáo vào tháng 1 năm nay cho biết tác động của việc khử khí thải sẽ làm xói mòn lợi thế kinh tế của Trung Quốc trong những năm tới. "Giả định phổ biến rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể là sai".
Tuy vậy, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tạo nên nhiều biến động lớn khiến cho thế giới khó có thể đưa ra dự đoán về tương lai phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới đây.
Mọi “đòn tấn công của Mỹ” cũng không thể kìm hãm sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Getty
Báo cáo của DRC cho rằng trong khi tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hàng năm của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại trong khoảng 5 đến 5,5% trong 5 năm tới, từ mức 6,1% vào năm 2019, thì GDP của Trung Quốc có thể tăng lên 14.000 USD/ người vào năm 2024, giúp Trung Quốc tăng hạng từ nhóm nước "thu nhập trung bình" vào nhóm "thu nhập cao".
Kết quả là, quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2027 và vượt qua Mỹ vào năm 2032, theo báo cáo.
Các nhà nghiên cứu kết luận, các yếu tố quan trọng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc là "nền kinh tế kỹ thuật số" và lĩnh vực dịch vụ của quốc gia này, cả hai đều dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong những năm tới, các nhà nghiên cứu kết luận. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống 35% vào năm 2025 từ 39% vào năm 2019, trong khi tỷ trọng của khu vực dịch vụ dự kiến sẽ tăng lên khoảng 60% vào năm 2025 từ 53,9% vào năm 2019.
Đóng góp của nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc vào nền kinh tế quốc gia dự kiến sẽ tăng từ khoảng 6% vào năm 2019 lên 11% vào năm 2025.
Không những vậy, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng nhanh chóng, thúc đẩy tiêu dùng. Trung Quốc có khoảng 400 triệu công dân thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2018, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới.
Và mức đó dự kiến sẽ tăng lên 560 triệu người vào năm 2025, báo cáo cho biết.
Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng tham vọng tạo ra một thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc sẽ bị hạn chế bởi khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn của nước này.
Ngoài ra, dân số già nhanh chóng của quốc gia này sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc trong 5 năm tới, cứ 5 công dân Trung Quốc thì có một người trên 60 tuổi vào năm 2025, trong khi dân số lao động của nước này dự kiến sẽ giảm 20 triệu người trong giai đoạn này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!