Những nhân viên phạm pháp thậm chí còn tạo ra số PIN giả và tài khoản email giả để mời khách hàng đăng ký tham gia vào các dịch vụ ngân hàng điện tử họ không mong muốn. Câu hỏi đặt ra là, tại sao lại có những tài khoản ảo này?
Trên thực tế, việc sử dụng dữ liệu thông tin khách hàng có sẵn, đăng ký và tạo lập các tài khoản ảo được thực hiện bởi chính các nhân viên làm trong Wells Fargo - một quy trình khép kín và hoàn toàn bí mật. Do đó, khách hàng đã bị thu phí ở cả những tài khoản mình đứng tên từ lúc nào không biết hoặc phải trả phí phạt cho khoản trương mục ma mà không hề hay biết, mang về khoản lợi nhuận và doanh số khổng lồ cho Wells Fargo.
Không chỉ thế, những nhân viên tham gia vào hành vi này còn nộp khống hơn 560.000 hồ sơ xin cấp thẻ tín dụng khống để thu về các khoản phí thường niên, lãi phạt trả nợ quá hạn và các loại lệ phí khác.
Mặc dù khẳng định đã có hình thức xử lý nội bộ là sa thải khoảng 5.300 nhân viên có liên quan đến hành vi thiếu trung thực trên trong 5 năm qua, đồng thời cam kết nộp 185 triệu USD tiền phạt - mức phạt lớn nhất mà Cục bảo vệ tài chính tiêu dùng Mỹ đưa ra, cộng thêm 5 triệu USD bồi hoàn phí cho khách hàng nhưng những tổn thất đối với danh tiếng của Wells Fargo không hề nhỏ. Lý do bởi ngay cả khi hành vi trên mới dừng ở mức gian dối để hưởng lợi chênh lệch, nhưng nó cũng cho thấy kẽ hở lớn trong hoạt động quản lý tài khoản ngân hàng.
Hiện nay, Well Fargo đang là ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất tại Mỹ, khoảng 250 tỷ USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!