Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis. Ảnh: Xã luận
Thế nhưng, cuộc khủng hoảng vẫn chưa được giải quyết, còn người dân Hy Lạp vẫn đang phải vật lộn hàng ngày để duy trì cuộc sống, trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc họp Eurogroup hôm nay thất bại?
Nếu Eurogroup không tìm được giải pháp gì, nếu đàm phán tiếp tục bế tắc, thì các định chế chủ nợ không rót nốt 7,2 tỷ Euro cứu trợ và Ngân hàng Trung ương châu Âu không bảo lãnh cho Ngân hàng Trung ương Hy Lạp. Hy Lạp sẽ sớm cạn tiền, lúc đó Chính phủ nước này sẽ buộc phải tạo ra một loại giấy nợ để chi dùng trong nước. Ví dụ, thay vì trả lương cho công chức bằng tiền Euro, sẽ trả bằng một tờ giấy, xác nhận khi nào Chính phủ có tiền thì có thể mang tờ giấy đó đổi thành tiền. Vì tạo ra đồng tiền riêng đòi hỏi những điều kiện khá phức tạp khó có thể làm nhanh được. Hy Lạp nếu có tuyên bố phá sản thì cũng không phải ngay cuối tháng này, khả năng rời khỏi Eurozone còn đòi hỏi nhiều thời gian hơn nữa.
Hy Lạp liệu có hy vọng tránh được kịch bản xấu nhất?
Vẫn có hy vọng. Về ngắn hạn, nếu cuộc họp hôm nay của Eurozone thuận theo hướng rót nốt 7,2 tỷ Euro, thì Hy Lạp sẽ có tiền để trả món nợ 1,6 tỷ đáo hạn cuối tháng này, đủ tiền trả nợ cho đến giữa tháng sau. Nhưng về dài hạn, để giải quyết món nợ khổng lồ 322 tỷ Euro, chắc chắn phải có những đàm phán khác ở quy mô lớn hơn.
Hy Lạp không thể trả được món nợ lớn đến như vậy, nên chắc chắn là các định chế chủ nợ phải dần xóa bớt nợ, tất nhiên Hy Lạp phải chấp nhận điều kiện nào đó thì mới được xóa nợ. Tình hình Hy Lạp phải nói là bi đát, nợ tổng cộng tới 322 tỷ Euro, vậy mà nay có 1,6 tỷ Euro trả nợ đáo hạn cũng không biết tìm đâu ra.
Mời quý vị xem video chi tiết:
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.