Chỉ hơn 2 tuần nữa là Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ Tết Âm lịch kéo dài. Nước này hiện nay cũng đang duy trì các biện pháp phòng ngừa dịch nghiêm ngặt để phục vụ các sự kiện lớn của đất nước. Do đó, không chỉ vận tải đường bộ biên giới mà vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển với nước này cũng có nguy cơ gián đoạn.
Do quy định xem cảng biển là khu vực nguy cơ cao nên nhân viên hải quan - những người phục vụ muốn về quê đón Tết phải cách ly 2 - 3 tuần nên nhiều lao động xin nghỉ sớm, nhất là tại các cảng trung chuyển nhỏ.
Trung Quốc quy định thủy thủ tàu cập cảng bị cách ly tập trung, giám sát ở nhà 7 tuần. Việc thiếu thủy thủ cộng thêm thiếu container rỗng để vận chuyển hàng cũng khiến cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dịp Tết thêm căng thẳng. Đó là chưa kể giá vận tải tăng 2-3 lần trong nhiều tuyến đi Mỹ, châu Âu.
Với chính sách "Zero COVID" mỗi khi có 1 ca dương tính thì việc phong tỏa, truy vết, xét nghiệm đại trà diễn ra căng thẳng.
Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, giữ vai trò quan trọng trong cung cấp phương tiện chuyên chở, container nên trước mắt khó có nước nào thay thế được vai trò này.
Trong một cuộc khảo gần đây với gần 150 doanh nghiệp vào cuối năm 2021, hơn 2/3 số doanh nghiệp nhận định cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục tồi tệ.
Để khắc phục gián đoạn vận tải đường biển, Trung Quốc đang tăng mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường sắt qua những tuyến đường sắt liên vận từ Trung Quốc đi châu Á và châu Âu. Giải pháp tình thế này cũng đang tỏ ra hiệu quả khi mà giá cước tàu biển chưa có dấu hiệu giảm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!