Ảnh minh họa.
Trong số này, dòng vốn chảy ra từ chứng khoán ở Ấn Độ và Indonesia dẫn đầu xu hướng.
Theo báo cáo do Viện Tài chính Quốc tế (IIF) công bố hôm 30/5, dòng vốn đầu tư ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 4 đã âm 700 triệu USD - đánh dấu tháng đầu tiên dòng vốn ngoại chảy khỏi các thị trường mới nổi kể từ tháng 10/2023.
Số liệu từ IIF cho thấy đây là sự đảo chiều so với dòng vốn ròng 30,2 tỷ USD ghi nhận trong tháng 3 cũng như dòng vốn trị giá 16,3 tỷ USD hồi tháng 4/2023.
Dòng tiền chảy ra khỏi danh mục đầu tư chứng khoán tại các thị trường nằm ngoài Trung Quốc là yếu tố chính khiến dòng tiền chung rơi vào vùng âm. Cụ thể, các khu vực ngoài Trung Quốc đã ghi nhận 3,8 tỷ USD rời khỏi thị trường tài sản trong khi dòng vốn chảy vào chỉ đạt 2,7 tỷ USD.
Chứng khoán Trung Quốc chứng kiến dòng vốn chảy ra 0,6 tỷ USD trong khi dòng vốn chảy là 0,9 tỷ USD vào trong tháng 4, đánh dấu tháng thứ bảy liên tiếp dòng tiền dương.
Nhà kinh tế Jonathan Fortun của IIF cho biết các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc đã chứng kiến dòng vốn chảy ra chủ yếu do quan điểm mang tính "diều hâu" hơn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cũng như khả năng các ngân hàng trung ương sẽ không còn duy trì lập trường nới lỏng chính sách tiền tệ hơn.
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy, sau nhiều tháng đặt cược vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm, hiện thị trường chỉ định giá vào một lần hạ lãi suất chuẩn 25 điểm cơ bản của Fed tại cuộc họp diễn ra vào tháng Chín tới.
Vị chuyên gia của IIF chỉ ra rằng chứng khoán Trung Quốc đi theo con đường tương tự và cũng chứng kiến dòng tiền chảy ra trong tháng 4. Tuy nhiên, IIF nhận thấy chứng khoán Trung Quốc đang có đà tăng trưởng, đặc biệt nếu các chính sách kích thích của chính phủ nước này đáp ứng kỳ vọng của thị trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!