Nhiều điểm mới trong Nghị định 132 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết

Khánh Huyền-Thứ ba, ngày 10/11/2020 16:29 GMT+7

VTV.vn - Chính phủ đã ban hành Nghị định 132, quy định mới về giao dịch liên kết tại Việt Nam.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế cho biết Nghị định 132 đã mở rộng đối tượng được loại trừ, ngoài tổ chức tín dụng và tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các khoản vay ưu đãi, vay theo chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và giảm nghèo, vay cho các dự án phúc lợi xã hội… sẽ không phải chịu khống chế về chi phí lãi vay 30%. Ngoài ra, Nghị định 132 cũng không cần thông tư hướng dẫn mà có thể thực hiện ngay.

Nhiều điểm mới trong Nghị định 132 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi họp báo chuyên đề.

Tại buổi họp báo do Tổng Cục thuế tổ chức vào chiều 9/11, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi Nghị định 20 mục đích là chống chuyển giá, tức là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, áp dụng cho các giao dịch liên kết. Tuy nhiên, nhiều công ty mẹ - con ở Việt Nam, có mức thuế suất bằng nhau, không có động cơ chuyển giá, song vẫn bị ảnh hưởng bởi quy định chi phí lãi vay. Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng các quy định cần tuân thủ nguyên tắc công bằng, minh bạch.

"Kể cả trong trường hợp không có chênh lệch lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể có hoạt động chuyển giá do các hoạt động, lĩnh vực có thể thời điểm này doanh nghiệp thì lỗ, doanh nghiệp kia thì lãi nhiều. Vì vậy, họ vẫn có thể thông qua hoạt động chuyển giá, giao dịch giữa các bên liên kết để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp có lãi sang doanh nghiệp lỗ", ông Đặng Ngọc Minh chia sẻ.

Nhiều điểm mới trong Nghị định 132 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết - Ảnh 2.

Hiện cả nước có khoảng 8.000 doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Hiện cả nước có khoảng 8.000 doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết, trong đó khoảng trên 70% là doanh nghiệp ngoại.

Trước đó, Nghị định 20 quy định tổng chi phí lãi vay không được vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và khấu hao trong kỳ, nếu quá thì sẽ không được tính là chi phí hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Quy định này đã điểm trúng "huyệt" của các doanh nghiệp FDI, quản lý được công tác chuyển giá, trốn thuế, nhưng lại vô tình gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, khiến không ít doanh nghiệp phải nộp thêm hàng trăm tỷ đồng tiền thuế mỗi năm, từ lãi thành lỗ, hoặc bị tính thuế 2 lần cả công ty mẹ và công ty con nếu cho nhau vay tiền. 

Vì vậy, tháng 6 năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 68, nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% và đã hồi tố khoảng 4.785 tỷ đồng cho các doanh nghiệp.

Có thể nới mức khống chế chi phí lãi vay với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết Có thể nới mức khống chế chi phí lãi vay với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết

VTV.vn - Đây là một trong những nội dung được Bộ Tài Chính dự kiến bổ sung sửa đổi Nghị định 20/2017.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước