Nhiều quốc gia châu Âu không đồng ý đánh thuế các đại gia công nghệ

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 15/03/2019 09:57 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Tại cuộc họp các Bộ trưởng tài chính EU ở Brussels, các quốc gia thành viên đã không đồng ý kế hoạch đánh thuế các đại gia kỹ thuật số như Google và Facebook.

Ông Pierre Moscovici, Ủy viên Thuế của EU, tuyên bố: "Không cần phải có trụ sở tại đây, một công ty công nghệ sẽ bị đánh thuế nếu thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau. Thứ nhất là kiếm được hơn 7 triệu EUR/năm từ việc cung cấp dịch vụ ở một quốc gia EU hoặc có hơn 10 triệu người sử dụng trong 1 năm hay có hơn 3.000 hợp đồng được ký kết giữa công ty công nghệ đó với một công ty bản địa".

Đây là những khẳng định của châu Âu hồi cuối năm 2018 nhưng bắt đầu từ đầu năm 2018, EU cũng đã rục rịch chuẩn bị cho việc áp thuế các ông lớn công nghệ.

Ông Michael McKee, phóng viên mảng tài chính, nhận định: "EU đã có những bước tiến quyết đoán trong việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ. Ông Pierre Moscovici, Ủy viên thuế của EU đang đề xuất những giải pháp để có thể đánh thuế 3% lên dịch vụ kỹ thuật số của các tập đoàn công nghệ thu lợi nhuận trong khối Eurozone. Thuế này sẽ là mức thuế đồng nhất xuyên biên giới trong khu vực".

Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy. Các chính phủ của EU đã loại bỏ kế hoạch đánh thuế vào kỹ thuật số trên toàn khu vực EU khi một số quốc gia phản đối, Tổng thống Romania cho biết. Sau nhiều tháng đàm phán, vẫn không có một thoả thuận nào được đưa ra.

Nhà lãnh đạo Romania cho biết các bộ trưởng EU sẽ tập trung vào việc cố gắng đạt được quan điểm chung về cải cách thuế kỹ thuật số ở cấp độ toàn cầu nhưng sớm nhất cũng là vào năm 2020.

Rào cản lớn nhất trong việc đánh thuế các ông lớn công nghệ được cho là xung đột lợi ích giữa các nước thành viên EU. Trong khi một số quốc gia đi trước một bước trong việc đề xuất mức thuế, một số thành viên khác lại lên tiếng phản đối như Ireland.

Đây là quốc gia châu Âu mà rất nhiều ông lớn công nghệ như Google hay Facebook đặt trụ sở. Đánh thuế vào họ chẳng khác nào đuổi khách đi và sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu thuế của Ireland. Ước tính mỗi năm, nước này sẽ thiệt hại khoảng 120 tới 160 triệu EUR nếu các tập đoàn công nghệ tới đây bị đánh thuế đồng bộ như cả châu Âu.

Phía Mỹ cũng lên tiếng bảo vệ các công ty công nghệ con cưng của mình.

Ông Chip Harter, đại diện Bộ Tài chính Mỹ trong đàm phán thuế cho rằng: "Chúng tôi nghĩ rằng về mặt lý thuyết, thuế công nghệ hay thuế dịch vụ kỹ thuật số là không hợp lý và mang tính phân biệt đối xử cao đối với các công ty công nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ".

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một câu lạc bộ của các quốc gia giàu có nhất, hiện đang tiến hành cải cách thuế toàn cầu để thu hẹp các lỗ hổng cho phép các công ty đa quốc gia cắt giảm đáng kể hóa đơn thuế. Còn EU sẽ mở lại cuộc tranh luận về các biện pháp thuế có thể có trong khối nếu OECD không thể xúc tiến kế hoạch của mình.

Mỹ phản đối việc EU đánh thuế các tập đoàn công nghệ Mỹ phản đối việc EU đánh thuế các tập đoàn công nghệ Các công ty công nghệ Mỹ lo ngại nhiều quốc gia sẽ tăng thuế Các công ty công nghệ Mỹ lo ngại nhiều quốc gia sẽ tăng thuế Sau EU, nhiều quốc gia cân nhắc đòi các ông lớn công nghệ đóng thuế dựa trên doanh thu Sau EU, nhiều quốc gia cân nhắc đòi các ông lớn công nghệ đóng thuế dựa trên doanh thu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước