Nhìn lại 14 phiên đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU

Quang Duy - Hương Chi - Hồng Quang-Thứ tư, ngày 02/12/2015 22:08 GMT+7

VTV.vn - Hơn hai năm với 14 phiên đàm phán, đã đưa tới kết quả là một Hiệp định Thương mại bình đẳng, có lợi cho Việt Nam và 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và bà Cecilia Malmstrom, Thành viên Ban Thương mại của Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức đặt bút ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU. Hiệp định này sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; nâng cao hiệu suất và xuất khẩu; tạo đà cho tăng trưởng và cán cân thanh toán.

Hai bên bãi bỏ hầu hết hàng rào thuế quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu và doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam.

26/6/2012: Khởi động đàm phán

Ngày 26/6/2012, tại Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Cao ủy châu Âu về Thương mại, lúc đó là ông Karel De Gucht, chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do.

Ông Mauro Petriccione, Trưởng đoàn đàm phán Liên minh châu Âu nói: "Đàm phán với Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với đàm phán mà chúng tôi từng tiến hành với các nước láng giềng của Việt Nam ở Đông Nam Á, do vậy chúng tôi nắm vấn đề khá chắc. Chúng tôi cũng quen biết các đối tác Việt Nam từ hồi Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Từ hồi đó, chúng tôi đã rất hiểu nhau".

17/1/2014: Phiên đàm phán thứ 6

Tham gia đàm phán, mỗi bên có mục tiêu riêng. Việt Nam mong muốn không phải chịu thuế khi bán sang châu Âu hàng dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ. Các nước châu Âu trông chờ vào đầu tư, bán máy móc thiết bị và cung cấp dịch vụ cho một thị trường 90 triệu dân.

Ông Trương Đình Tuyển, Cố vấn Đoàn đàm phán Chính phủ cho rằng: "Chí ít là trong 5, 10 năm nữa Việt Nam chưa có khả năng nhiều về đầu tư sang EU. Việt Nam cũng chưa có khả năng nhiều về cung cấp dịch vụ vào thị trường EU, trong khi đó, những lĩnh vực đó là thế mạnh của EU. Cho nên lợi ích của chúng ta chủ yếu tập trung ở thương mại hàng hóa, còn lợi ích của phía EU thì chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dịch vụ, mua sắm Chính phủ…".

23/6/2015: Phiên đàm phán thứ 13

Sau 13 phiên đàm phán, chỉ còn lại một vài vấn đề then chốt nhất trong gói cam kết cuối cùng, liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ và mở cửa thị trường. Hai bên đã tiến rất gần tới thỏa thuận.

Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam nhận định: "Khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực, chỉ riêng về vấn đề mở cửa thị trường, theo tính toán chúng ta sẽ tăng được từ 4-6% kim ngạch xuất khẩu hàng năm so với mức tăng bình thường không có Hiệp định".

4/8/2015: Kết thúc đàm phán

Hai năm rưỡi, 14 phiên đàm phán, đã đưa tới kết quả là một Hiệp định Thương mại bình đẳng, có lợi cho Việt Nam và 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, theo đánh giá của Cao ủy châu Âu về Thương mại.

Bà Cecilia Malmstrom, Cao ủy châu Âu về Thương mại nói: ‘Thỏa thuận sẽ gỡ bỏ toàn bộ thuế quan các loại hàng hóa thương mại hiện nay giữa chúng ta, bao gồm cả các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, và cả các vấn đề như mua sắm Chính phủ. Liên minh châu Âu và Việt Nam đã tiến một bước quan trọng trong quan hệ thương mại.

 

FTA EU - Việt Nam: Kỷ nguyên mới trong quan hệ EU và Việt Nam FTA EU - Việt Nam: Kỷ nguyên mới trong quan hệ EU và Việt Nam

VTV.vn - “Một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa EU và Việt Nam" là cụm từ được sử dụng trong văn bản của EU khi nói về sự kiện kết thúc đàm phán FTA EU - Việt Nam.

 

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước