NHNN: Sẽ nghiên cứu Luật hóa xử lý nợ xấu

Chí Sơn (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 30/09/2020 20:18 GMT+7

VTV.vn - Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan để đề xuất Chính phủ xem xét, nghiên cứu việc Luật hóa xử lý nợ xấu.

Tiến trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã đạt được bước tiến dài sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài suốt từ đầu năm đến nay cũng đã bào mòn sức khỏe tài chính của nhiều doanh nghiệp, dẫn đến nợ xấu có thể gia tăng trong nửa cuối năm 2020 và kéo dài sang các năm sau đó. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng vừa được tổ chức sáng nay (30/9) tại Hà Nội.

Khi nghị quyết 42 của Quốc hội có hiệu lực thi hành, lượng nợ xấu nội bảng ngân hàng được xử lý bằng cách khách hàng tự trả nợ chiếm tới hơn 40% tổng nợ xấu xử lý, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn trước.

NHNN: Sẽ nghiên cứu Luật hóa xử lý nợ xấu - Ảnh 1.

Nợ xấu có thể gia tăng trong nửa cuối năm 2020. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

"Nghị quyết 42 khẳng định một lần nữa quyền của chủ nợ, nghĩa là trong trường hợp cần thiết VAMC và tổ chức tín dụng được quyền thu giữ. Có thể nói đây là biện pháp mạnh, thay đổi căn bản ý thức của khách hàng trong vấn đề trả nợ. Hiện tượng khách hàng không trả nợ, chây ỳ cũng giảm đi rất nhiều", ông Đỗ Giang Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản (VAMC), cho biết.

Dù đã có cơ chế, nhưng sự hướng dẫn, giải quyết vướng mắc, hay thực sự vào cuộc của nhiều địa phương được đánh giá là vẫn còn chậm.

NHNN: Sẽ nghiên cứu Luật hóa xử lý nợ xấu - Ảnh 2.

Tiến trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã đạt được bước tiến dài sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 42. (Ảnh minh họa)

"Nhiều khoản vay phải xử lý quá lâu quá dài, có khoản 2 - 3 năm, có những khoản 5 năm. Khi đó, không có sự vào cuộc cơ quan chức năng thì bên vay không hợp tác, dẫn đến bế tắc", ông Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, nhận định.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan để đề xuất Chính phủ xem xét, nghiên cứu việc Luật hóa xử lý nợ xấu; trước mắt, trong giai đoạn tới sẽ nghiên cứu sửa đổi thông tư 01 về hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với COVID-19 theo hướng đảm bảo cân bằng với rủi ro nợ xấu phát sinh của ngành ngân hàng giai đoạn tới.

VAMC: Thu hồi nợ tăng 1,5 lần từ khi có Nghị quyết 42 VAMC: Thu hồi nợ tăng 1,5 lần từ khi có Nghị quyết 42

VTV.vn - Theo Công ty VAMC, sau khi Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu có hiệu lực đến 31/8 năm nay, việc thu hồi nợ đã tăng gấp 1,5 lần tổng thu hồi nợ giai đoạn từ 2013 - 2017.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước