Những mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2020

Lê Hải (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 04/11/2015 16:48 GMT+7

VTV.vn - Đó là các mục tiêu phát triển bền vững hơn 16 triệu ha đất lâm nghiệp, tạo hiệu quả kinh tế từ trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ.

Từ đầu năm 2015 tới nay, sản lượng gỗ khai thác trên cả nước đạt 31 triệu m3 gỗ, trong đó có hơn 17 triệu m3 từ rừng trồng. Con số này được đánh giá là thấp bởi Nhà nước chưa có chính sách cũng như định hướng sâu để trồng rừng gắn với đầu ra cho sản phẩm bền vững.

Hiện nay, kinh tế lâm nghiệp mới chỉ mang lại khoảng 1.800 tỷ đồng doanh thu trong vòng 10 năm qua. Hơn 8 triệu ha rừng sản xuất cũng cho sản lượng gỗ thấp vì khai thác gỗ quá sớm cũng như không có chế biến sâu khiến giá trị kinh tế của rừng giảm đi. Từ nay tới năm 2020, việc kéo dài chu kì trồng rừng sản xuất sẽ phải được thực hiện.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chủ động và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành, việc cần làm là phát triển vùng nguyên liệu đủ rộng. Mục tiêu đặt ra là tăng 47% diện tích đất rừng trồng trong vòng 5 năm tới, và xuất khẩu gỗ sẽ là mũi nhọn chủ lực của kinh tế lâm nghiệp.

Mô hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả cao còn khiêm tốn Mô hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả cao còn khiêm tốn

VTV.vn - Sáng 3/7, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp với sự tham gia của 63 tỉnh, thành.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước