Nợ xấu và xử lý nợ xấu vẫn đang là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, con số nợ xấu vẫn không ngừng gia tăng, dù thời hạn áp dụng thông tư 02 về phân loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro được đẩy lùi về giữa năm sau.
“Khối u” nợ xấu luôn nhức nhối, khiến các ngân hàng lớn nhỏ đều thận trọng trong các khoản vay mới. Dù ngân hàng Nhà nước đã chủ trương, khuyến khích các ngân hàng có nợ cũ được tiếp tục vay mới.
‘ Xử lý nợ xấu đang là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức tín dụng
Theo kết quả kinh doanh đã công bố, hiện có 7 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3%, ngưỡng được coi là an toàn. Trong số này, đáng chú ý là Techcombank, nợ xấu đã tăng vọt lên gấp đôi chỉ trong năm qua. Theo các chuyên gia, con số nợ xấu của các ngân hàng tăng lên, cũng một phần nhờ vai trò của VAMC.
Tỷ lệ nợ xấu, lẽ ra còn cao gấp 3 lần con số 4,6% hiện tại, nếu không được Ngân hàng Nhà nước cho phép cơ cấu lại và không được mua bởi VAMC. Với tốc độ mua nợ nhiều khả năng sẽ tăng tốc vào đầu năm sau, các chuyên gia dự đoán, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có thể sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu các khoản nợ xấu không được xử lý triệt để thì tỷ lệ nợ xấu dù có giảm cũng không đảm bảo các ngân hàng sẽ an toàn hơn.