Một trong những nguyên nhân dẫ tới tình trạng này đến từ việc gia tăng các rào cản phi thuế quan từ một số thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật. Làm sao để có thể doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động ứng phó các rào cản hội nhập. Chủ đề này đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp tại Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2019 (Vietnam Foodexpo 2019). Triển lãm được tổ chức tại TP.HCM, do Bộ Công Thương chủ trì.
Theo đại diện Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính giảm hơn 7% xuống gần 14 tỷ USD. Chỉ 5% nông sản, thực phẩm của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, do vậy nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần tâm thế chủ động khi tham gia sân chơi toàn cầu - cải thiện chất lượng là yêu cầu trước tiên.
Cũng vì rào cản chất lượng, ngay cả những công ty nước ngoài muốn tìm đối tác xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam phải mất nhiều năm trời mới tìm được đối tác phù hợp.
Việc xuất khẩu nông sản, thực phẩm của Việt Nam luôn chịu sự cạnh tranh từ các nước Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia - những quốc gia có mặt hàng tương tự. Chính vì vậy, thay đổi tư duy từ "đối phó" sang "thích ứng" để cải thiện chất lượng mới là mấu chốt giải quyết và nâng sức cạnh tranh về lâu dài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!