Theo Ngân hàng Nhà nước, thị trường đang có 28 ví điện tử được cấp phép. Có đến 80% số dư toàn thị trường và 95% giao dịch toàn thị trường đang nằm trong tay một số cái tên đầu ngành như Payoo, MoMo, SenPay, Moca, AirPay và ZaloPay. Điều này cho thấy cuộc cạnh tranh đang khá gay gắt. Trong đó, mở rộng độ phủ ra các dịch vụ thiết yếu được đánh giá là lợi thế cạnh tranh rất quan trọng. Điều này lý giải vì sao những tân binh như VinID cũng vừa phải tăng tốc thông qua bắt tay hợp tác để tận dụng hệ sinh thái 60.000 điểm chấp nhận thanh toán sẵn có của Vnpay.
Những người trong cuộc cho rằng, điểm hấp dẫn của thị trường này không chỉ đến từ dư địa từ nhu cầu thanh toán điện tử của người dân mà còn là khả năng từ nguồn dữ liệu thanh toán, có thể mở rộng ra rất nhiều dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm trong tương lai...
Báo cáo Kinh tế số 2019 của nhóm đối tác Google cũng nhận định đây là năm chứng kiến sự "chín muồi" của thị trường thanh toán điện tử không chỉ ở Việt Nam mà toàn Đông Nam Á. Miếng bánh mà các doanh nghiệp khu vực đang tranh phần hiện có giá trị 22 tỷ USD, dự báo lên gần gấp 6 lần sau 6 năm nữa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!