Philippines thí điểm mở cửa hoạt động kinh tế tại Manila

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 17/09/2021 10:53 GMT+7

VTV.vn - Dịch vụ ăn uống ngoài trời tại thủ đô Manila được phép hoạt động ở mức 30% công suất.

Thủ đô Manila của Philippines đã chuyển từ các biện pháp hạn chế diện rộng sang phong tỏa cục bộ những khu vực có dịch. Đây là một phần trong chiến lược của chính phủ để mở cửa nền kinh tế.

Theo Reuters, dịch vụ ăn uống ngoài trời tại thủ đô Manila được phép hoạt động ở mức 30% công suất, trong khi những người đã được tiêm phòng vaccine COVID-19 đầy đủ có thể dùng bữa tại nhà hàng.

Tiệm cắt tóc và các cơ sở nhỏ lẻ khác cũng được mở cửa trở lại trong mô hình thí điểm phong tỏa cục bộ.

Việc phong tỏa cục bộ sẽ dựa trên 5 mức cảnh báo quy định những hoạt động kinh doanh nào được phép nối lại, trong đó có tính đến yếu tố tiêm chủng đầy đủ vaccine COVID-19.

Philippines thí điểm mở cửa hoạt động kinh tế tại Manila - Ảnh 1.

Philippines nới lỏng các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila. Ảnh: Bloomberg.

Vùng đô thị Manila là khu vực bao gồm 16 thành phố với 13 triệu dân. Khu vực này chiếm khoảng 33% số ca mắc COVID-19 của Philippines.

Theo giới chức Philippines, nếu việc thí điểm phong tỏa theo vùng tại vùng đô thị Manila vừa có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh vừa giúp kiểm soát dịch tốt, mô hình này sẽ được nhân rộng trên cả nước.

Ngày 16/9, Philippines thông báo đã ghi nhận thêm 21.261 ca mắc COVID-19 và 277 ca bệnh không qua khỏi.

Tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này hiện là 2,3 triệu ca, trong đó có hơn 36.000 ca tử vong.

Philippines trước nguy cơ 'khủng hoảng giáo dục' vì COVID-19 Philippines trước nguy cơ "khủng hoảng giáo dục" vì COVID-19

VTV.vn - Các chuyên gia lo ngại, nếu tình trạng đóng cửa trường học tiếp tục diễn ra, Philippines sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng giáo dục quy mô lớn.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước