Quảng Trị tìm hướng quy hoạch lại cây cao su

Hồ Chiến (VTV8)-Thứ tư, ngày 06/01/2016 16:38 GMT+7

VTV.vn - Đối với những diện tích nhỏ lẻ, tự phát và vùng thường phải đối mặt với thiên tai, địa phương sẽ không phát triển thêm cao su mà thay bằng các loại cây có lợi thế khác.

Năm 2013, cùng với các tỉnh miền Trung, Quảng Trị phải gánh chịu thiệt hại của hai cơn bão số 10 và 11. Trên 5.000 ha cây cao su bị gãy đổ, trong đó hơn 1.000 ha bị hư hại hoàn toàn. Các diện tích cao su bị thiệt hại chủ yếu nằm ở vùng đông của huyện Gio Linh và Vĩnh Linh. Đứng trước những thực trạng trên, bà con nông dân và chính quyền địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã một lần nữa phải xem xét lại vấn đề quy hoạch trồng cao su, đặc biệt là những vùng nhỏ lẻ tự phát và vùng ven biển, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai.

Theo quy hoạch, tỉnh Quảng Trị có 25.000 ha cao su nhưng đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị mới trồng được 20.000 ha. Sau cơn bão số 10 và 11 năm 2013, tỉnh Quảng Trị đã có định hướng lại trong vấn đề phát triển cây cao su.

Đối với những diện tích cao su nhỏ lẻ, tự phát và vùng ven biển thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, địa phương chủ trương trồng hồ tiêu, môn, khoai, từ, tía vì đây là các loại cây có lợi thế ở địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Có thể nói cây cao su là người bạn gắn bó lâu năm nhất của người dân Quảng Trị. Thế nhưng, thiên tai và giá cao su giảm đang là vấn đề nan giải đối với bà con nông dân ở Quảng Trị trong khi những chuyển đổi hiện tại cũng chỉ là giải pháp tình thế đối với những diện tích cao su không thể phục hồi được.

Theo đó, địa phương này cần phải có quy hoạch một cách cụ thể cho từng vùng chuyên canh các cây công nghiệp và cây ngắn ngày, đồng thời cần tuyên truyền cho người dân không nên trồng tự phát. Bởi lẽ, mỗi khi trồng tự phát các loại cây đang có giá cao dễ dẫn đến thị trường bấp bênh, rồi câu chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa sẽ luôn đeo đẳng theo người nông dân mà không có hồi kết.

Hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ trong năm 2015 Hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ trong năm 2015

VTV.vn - Theo Bộ NN & PTNT, chỉ trong vòng 1 năm qua, cả nước có hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác do giá mủ cao su xuống quá thấp.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước