Sầu riêng rớt giá mạnh

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 12/05/2023 11:18 GMT+7

VTV.vn - Sau một thời gian sốt, giá sầu riêng có thời điểm chạm mốc gần 200.000 đồng/kg, hiện chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg.

Nhiều loại trái cây ở ĐBSCL đang vào chính vụ với sản lượng thu hoạch khá lớn. Do vậy giá một số mặt hàng đang giảm so với trước đây. Điển hình, giá sầu riêng sau một thời gian sốt, có thời điểm chạm mốc gần 200.000 đồng/kg, hiện chỉ còn khoảng 50.000 đồng/kg.

Dọc theo tuyến Quốc lộ 61C nối Cần Thơ - Hậu Giang, nhiều điểm mua bán trái cây thu hút khá đông khách hàng. Vào thời điểm này, sản lượng dồi dào nhất là các loại sầu riêng, xoài, dâu…Trong đó, bán chạy nhất là sầu riêng Ri6, Musang King…

Theo các nhà vườn, sầu riêng năm nay trúng mùa với chất lượng khá tốt. Tuy vậy, giá chỉ còn 70.000 - 80.000 đồng/kg loại trung bình, sụt giảm hơn phân nửa so với cao điểm cách đây vài tháng. Riêng mặt hàng xoài có loại rớt giá chỉ còn vài ngàn đồng/kg.

Sầu riêng rớt giá mạnh - Ảnh 1.

Theo các nhà vườn, sầu riêng năm nay trúng mùa với chất lượng khá tốt. (Ảnh: PLO)

"Sầu riêng đang rộ, đang vào mùa. Giờ giá chỉ còn 80.000 đồng/kg, trong khi trước đó khoảng 150.000 đồng", bà Nguyễn Hồng Lam, Nhà vườn xã Nhơn Nghĩa, Phong Điền, TP Cần Thơ, chia sẻ.

Hiện nay sầu riêng tiếp tục thu hoạch rộ, đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Với sản lượng dồi dào như vậy, giá mặt hàng này khó tăng đột biến. Bưởi da xanh, cam sành, mít Thái, dâu… vẫn giữ giá do phải cạnh tranh với các loại trái cây khác đang vào mùa.

Giảm áp lực tiêu thụ nhờ nhà máy chế biến

Không chỉ xoài, sầu riêng, mà các loại trái cây như chôm chôm, cam, chanh cũng ghi nhận mức giá giảm từ 2.000 - 6.000 đồng so với tháng trước. Với 1,2 triệu tấn trái cây ở các tỉnh phía Nam đang bước vào chính vụ, việc đẩy mạnh các hoạt động bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nội địa rất cần thiết nhằm giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Nhà máy nằm giữa cao nguyên Nà Sản được coi là một vị trí đắc địa để đảm bảo nguyên liệu và kết nối với các huyện khác, tỉnh khác. Sau 2 năm nỗ lực, trên diện tích gần 9 ha, một nhà máy bề thế đã được hoàn thành với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng. Hai xưởng sản xuất lớn với hệ thống dây chuyền chế biến hiện đại của Nhật Bản và châu Âu đã có thể đảm bảo chế biến 52.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó 40% sẽ được xuất khẩu sang châu Âu, 25% xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, còn lại là thị trường Mỹ và Trung Quốc

Bên cạnh nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu, tỉnh Sơn La đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất, toàn diện nhất cho sự ra đời của nhà máy. Địa phương đã chủ động đào tạo 500 lao động có tay nghề vững vàng, chuyên nghiệp để nhà máy có thể hoạt động ngay từ tháng 5 khi mùa vụ của hàng loạt trái cây bắt đầu vào cao điểm.

84.000 ha cây ăn trái của tỉnh Sơn La đã trở thành cơ sở quan trọng để duy trì công suất hoạt động của nhà máy, nhưng về lâu dài chiến lược mở rộng ra toàn vùng Tây Bắc cũng được tính toán nhằm tạo ra một chuỗi giá trị lớn hơn đưa nông sản đi xa hơn.

Cạnh tranh xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc ngày càng khốc liệt Cạnh tranh xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc ngày càng khốc liệt

VTV.vn - Việc đưa vào hoạt động tuyến đường sắt Thái Lan - Lào - Trung Quốc sẽ khiến cạnh tranh xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc càng khốc liệt hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước