Số hóa nông nghiệp và bài học thực tiễn trên thế giới

VTV Digital-Thứ năm, ngày 09/07/2020 19:21 GMT+7

VTV.vn - Trong quá trình triển khai số hóa, không phải cứ bỏ tiền đầu tư là thu trái ngọt. Vậy cái gốc của số hóa nông nghiệp là gì và những bài học thực tiễn trên thế giới ra sao?

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, sản xuất nông nghiệp, cung cấp thực phẩm là yếu tố quan trọng. Nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng của việc số hóa quy trình đã không ngại chi nhiều tỷ đồng để kiểm soát và hạn chế dịch bệnh, cũng như tối ưu hóa năng suất. Thế nhưng, trong quá trình triển khai số hóa, không phải cứ bỏ tiền đầu tư là thu trái ngọt.

Phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thành Thực, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), để tìm hiểu rõ hơn về số hóa nông nghiệp.

PV: Bà từng nói số hóa nông nghiệp không phải là câu chuyện copy và paste giữa các quốc gia. Vì sao lại như vậy?

Số hóa nông nghiệp và bài học thực tiễn trên thế giới - Ảnh 1.

Muốn số hóa ngành nông nghiệp phải số hóa mỗi nông hộ. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Nông nghiệp của mỗi nước có đặc thù khác nhau, khác nhau về khí hậu thổ nhưỡng, sở hữu tư liệu sản xuất. Nghiên cứu về vấn đề số hóa dữ liệu của Irasel cho thấy, Irasel là một đất nước có 95% đất nông nghiệp là do quản lý nhà nước, nhưng đối với Việt Nam, 90% đất nông nghiệp thuộc sở hữu của nông dân - theo Luật Đất đai. Đó là vấn đề khác biệt lớn nhất, khác biệt thứ hai là khí hậu Irasel rất khắc nghiệt nên nông dân chỉ có thể trồng chuyên canh, nhưng Việt Nam có thể trồng kèm lúa với nuôi con tôm, cá.

PV: Trong quá trình đi rất nhiều nước, học hỏi nhiều công nghệ tiên tiến về nông nghiệp trên thế giới, bà nhận thấy những kinh nghiệm nào của các nước có thể áp dụng vào số hóa tại Việt Nam?

Trong vấn đề truy xuất nguồn gốc, ở Sơn Đông, Trung Quốc chẳng hạn, họ đã số hóa cách đây 7 - 8 năm và trong 4 - 5 năm nay, người ta quản lý về truy xuất nguồn gốc. Theo đó, người dân muốn bán hàng thì phải có tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Mẫu mã tem được phép in cần 2 yếu tố là mã vùng trồng trọt và mã xưởng đóng gói sơ chế. Mã vùng trồng trọt cấp như bên Trung Quốc là từ 100 mẫu, tương đương 66 hecta của Việt Nam, nếu không đủ sở hữu đất đai thì phải quy tụ vào hợp tác xã. Thông qua mã vùng trồng, họ sẽ hỗ trợ làm vùng trồng, cấp tem, đào tạo, vốn...

Số hóa nông nghiệp và bài học thực tiễn trên thế giới - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thành Thực, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA).

PV: Bài toán dù khó khăn đến đâu cũng sẽ có lời giải, vậy lời giải cho bài toán số hóa tại Việt Nam sẽ đến từ nhà quản lý, doanh nghiệp hay đến từ ai?

Muốn số hóa ngành nông nghiệp phải số hóa mỗi nông hộ, vì đất đai của chúng ta đều giao cho các nông hộ, từ hộ nông dân đến doanh nghiệp sở hữu. Mỗi hộ nông dân sở hữu bao nhiêu đất đai, làm vào việc gì, hàng năm họ sử dụng có đúng mục đích hay không? Dữ liệu đó là dữ liệu gốc của nông nghiệp, phải số hóa từng hộ nông dân. Chậm số hóa bao nhiêu, sức cạnh tranh càng kém bấy nhiêu.

Cảm ơn bà về những chia sẻ trên!

Số hóa sản phẩm làng nghề Số hóa sản phẩm làng nghề

VTV.vn - Dự án "số hóa sản phẩm làng nghề" đang góp phần quảng bá nhiều hơn các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam tới đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước