Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đại dịch COVID có thể khiến 70 - 100 triệu người người rơi vào tình cảnh nghèo đói cùng cực vào năm nay khi nền kinh tế toàn cầu đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 80 năm qua.
Trước đại dịch, mức nghèo đói cùng cực, được xác định là sống với mức 1,90 USD (khoảng 45.000 đồng), đang có xu hướng giảm. Nhưng sau đại dịch, con số này đã tăng nhanh hơn bao giờ hết.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đại dịch COVID có thể khiến 70 - 100 triệu người người rơi vào tình cảnh nghèo đói cùng cực vào năm nay
WB hy vọng, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 4% vào năm 2021. Tuy nhiên, điều đáng nói là các quốc gia có số người nghèo đói nghiêm trọng ở mức cao vẫn sẽ gặp khó khăn chồng chất khi mức độ tăng dân số cao hơn với tốc độ tăng GDP. Chính vì thế số người nghèo đói trên thế giới vẫn sẽ ở mức cao từ năm 2020 sang đến năm 2021.
"Nigeria, Ấn Độ và Cộng hòa Dân chủ Congo là nơi sinh sống của 1/3 người nghèo trên thế giới. Ba quốc gia này được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người GDP lần lượt là 0,8%, 2,1% và 0,3%. Tỷ lệ tăng dân số ở ba nước này lần lượt dự báo là 2,6%, 1,0% và 3,1%. Vì thế mức tăng GDP hầu như không đủ để giảm nghèo bền vững về mặt số lượng", đại diện Ngân hàng Thế giới cho hay.
WB cũng đồng thời cảnh báo Nam Á có thể chứng kiến sự gia tăng mạnh về số lượng người nghèo do COVID-19, đặc biệt là ở Ấn Độ. Hiện trong số 176 triệu người được cho là sẽ đẩy xuống dưới mức nghèo khổ với mức chi tiêu 3,2 USD (khoảng 75.000 VNĐ) mỗi ngày, 2/3 là ở Nam Á.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!