Tăng giờ làm thêm phải thỏa thuận giữa DN và người lao động

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 30/01/2019 20:12 GMT+7

VTV.vn - Đây không phải là sự ép buộc từ một phía và yếu tố sức khỏe người lao động phải được đặt lên hàng đầu.

Chỉ còn vài ngày nữa là nghỉ Tết, hàng trăm nghìn lao động tại nhiều doanh nghiệp đang tăng ca kíp để hoàn thành các đơn hàng trước kỳ nghỉ Tết. 200 giờ/năm là số giờ làm thêm được Bộ luật lao động quy định, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định được làm thêm không quá 300 giờ/năm và không quá 30 giờ mỗi tháng.

Tuy nhiên, thực tế tại nhiều doanh nghiệp, số giờ làm thêm đang vượt quy định, thậm chí một số cơ sở có số giờ làm thêm vượt 600 giờ/năm. Với doanh nghiệp, không tăng ca là mất lợi thế cạnh tranh còn với hầu hết công nhân lao động, nếu không tăng ca sẽ không đủ sống và không có tích lũy sau này.

Tổ chức lao động quốc tế ILO và nhiều chuyên gia lao động đã khuyến nghị cần sửa đổi chính sách với sự linh hoạt cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu suất và tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham vấn một số tổ chức quốc tế trước khi đề xuất quy định về thời giờ làm thêm, dự kiến được đưa ra là "bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động không vượt quá 12 giờ trong một ngày và tổng số giờ làm thêm của người lao động trong 1 năm không vượt quá 400 giờ".

Việc gia tăng giới hạn làm thêm giờ cũng chỉ nên áp dụng ở một số doanh nghiệp đặc thù theo ngành nghề hoặc sử dụng nhiều lao động, tuyệt đối không áp dụng đối với các ngành nghề độc hại. Quyền lợi của người lao động bằng quy định tính toán chi trả tiền làm thêm giờ theo phương pháp lũy tiến (số giờ làm thêm càng nhiều thì lao động hưởng tiền làm thêm càng cao), từ 150-300% tiền lương.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước