* Kim ngạch xuất nhập khẩu: 7,2 tỷ USD
Mục tiêu Quốc hội đặt ra là nhập siêu dưới 3%. Năm nay, kinh tế Việt Nam không những xuất siêu, mà còn có mức xuất siêu cao nhất từ trước tới nay và cao gấp 3 lần so với năm 2017.
* Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI: 51,6 điểm
Theo báo cáo mới nhất của Nikkei, hiện con số này đang ở mức cao nhất khu vực ASEAN, báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ của ngành sản xuất, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng cao và qua đó khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng, tạo thêm việc làm mới.
* Giá trị bán vốn lần đầu ra công chúng (IPO): 2,6 tỷ USD
Đây là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore về giá trị IPO trên thị trường chứng khoán. Một ví dụ là Indonesia, có tới 55 lần IPO, trong khi Việt Nam chỉ có 6 lần IPO trong năm 2018 nhưng tổng giá trị IPO tại Indonesia chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD. Điều này thể hiện niềm tin của nhà đầu tư, cả trực tiếp và gián tiếp đối với thị trường Việt Nam.
* Lượng khách quốc tế tới Việt Nam: 15,5 triệu khách, tăng xấp xỉ 20%
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Việt Nam là 1 trong 10 điểm đến có mức tăng trưởng khách quốc tế lớn nhất thế giới năm 2018. Con số này thực sự đáng chú ý, bởi chi tiêu khách du lịch là để lại toàn bộ trong nước, tỷ lệ đóng góp vào nền kinh tế cao hơn nhiều so với những ngành khác.
* Lạm phát: 3,54%
Con số này đặc biệt quan trọng, không chỉ bởi nó là nền tảng của mô hình kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao với lạm phát thấp mà còn khẳng định khả năng kiềm chế lạm phát.
Một thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng chia sẻ: "Tháng 9/2018, chúng ta đều lo ngại về khả năng kiềm chế lạm phát dưới mục tiêu 4%. Thế nhưng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã khẳng định rằng, mục tiêu lạm phát chắc chắn đạt được, đồng nghĩa việc kiểm soát lạm phát hoàn toàn trong tầm tay, chứ không hề bị động".
* Tăng trưởng GDP: 7,08%
Tốc độ tăng trưởng GDP năm nay đạt tới 7,08%, là mức cao nhất trong 11 năm qua. Con số này vượt xa mọi dự báo của hầu hết các tổ chức, cả trong nước và quốc tế. Đây chắc chắc là một tín hiệu vô cùng tích cực với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Và với con số này, cơ cấu kinh tế trong năm 2018 của Việt Nam như sau:
Với ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đặc biệt, ngành dịch vụ chiếm tới hơn 41%, phần nào phản ánh nội nhu của nền kinh tế hay nhu cầu của người tiêu dùng.
Tổng cầu nội địa được đánh giá là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn. Ngành công nghiệp hay nông nghiệp cũng vậy, không chỉ là con số tăng trưởng mà quan trọng hơn cả là chất lượng tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế mạnh hơn vào chất
Doanh nghiệp tư nhân là nền tảng tăng trưởng. Để có được đà tăng trưởng đi vào chiều sâu, quan trọng nhất vẫn là đầu tàu mang tên khu vực kinh tế tư nhân. 131.300 doanh nghiệp thành lập mới. Đây là năm thứ 3 con số này cao hơn mức 100.000.
Không ít doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Thế nhưng, Tổng cục Thống kê dự báo, con số mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 sẽ đạt được.
Doanh nghiệp tư nhân là nền tảng tăng trưởng kinh tế
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!