Tập trung cho tăng trưởng hợp lý

Theo Cổng TTĐT Chính phủ-Chủ nhật, ngày 25/05/2014 09:31 GMT+7

Sau khi tăng chậm lại trong 2 năm trước (năm 2012 tăng 6,81%, năm 2013 tăng 6,04%), CPI tiếp tục tăng khá thấp trong 5 tháng đầu năm 2014.

Nếu tính theo năm theo thông lệ quốc tế, CPI tháng 5 so với cùng kỳ năm trước tăng 4,72%, thấp hơn con số tương ứng của các tháng trước; bình quân 5 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước chỉ tăng 4,73%, thấp hơn các kỳ trước. Đây là tín hiệu khả quan để cả năm 2014 sẽ là năm thứ 3 liên tiếp CPI tăng chậm lại.

CPI các tháng đầu năm 2014 (%)

‘ (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Đây là một trong những thành công nổi bật nhất đạt được vừa qua, góp phần vào việc ổn định mức sống thực tế, gửi tiết kiệm có lãi suất thực dương, nâng cao lòng tin vào đồng tiền quốc gia, hạ lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường…

Người đầu tư, sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng có thể yên tâm hơn, vì “thước đo” của kinh tế thị trường không bị “dài” ra nhiều hơn, nhanh hơn do lạm phát cao.

Các yếu tố chi phí đẩy tăng không cao có một phần do giá USD cơ bản được ổn định còn có một phần quan trọng do giá nhập khẩu tính bằng USD tiếp tục giảm.

Xét yếu tố về quan hệ cơ bản là cung-cầu, thì không phải do cung vượt cầu, mà chủ yếu do cầu yếu (tỷ lệ tích lũy/GDP, tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng/GDP giảm xuống, tỷ lệ đầu tư/GDP thấp xuống nhanh).

Bên cạnh đó, do cầu yếu mà 4 tháng đầu năm nay đã xuất siêu với mức lớn nhất từ trước tới nay (lên tới 2.049 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm trước đã nhập siêu 510 triệu USD).

Đối với yếu tố trực tiếp của lạm phát là yếu tố tiền tệ-tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng rất thấp, đã diễn ra trong thời gian khá dài hơn 3 năm nay và thường giảm vào đầu năm, tăng cao vào cuối năm.

Vấn đề đặt ra hiện nay, một mặt không được chủ quan với việc kiềm chế lạm phát; mặt khác cần tập trung hơn cho tăng trưởng hợp lý. Để “tập trung hơn”, cần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu; tăng nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng…; đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển toàn xã hội, trong đó có đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước; đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, giảm tồn kho…; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường…

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước