Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2019, các mặt hàng vốn được coi là chủ lực của Việt Nam khi xuất sang Trung Quốc đều giảm mạnh, điển hình như gạo giảm 67,5%, rau quả giảm hơn 8%, sắn giảm gần 10%.
Nhiều mặt hàng nông sản chiếm từ 40 đến 70% tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2018 nhưng đến năm nay, không ít doanh nghiệp Việt gặp khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Lý do bởi Trung Quốc đã đưa ra nhiều quy định mới khắt khe hơn liên quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và chuyển từ nhập khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.
Đây là khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để đáp ứng. Việc nhập khẩu chính ngạch sẽ giúp cho doanh nghiệp nông sản Việt Nam tránh được những rủi ro bị ép giá, được chủ động và tận dụng những lợi ích của hiệp định thương mại đã kỹ kết giữa hai bên.
Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, muốn thúc đẩy xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam trong thời gian tới rất cần có sự chung tay của nhiều bộ, ngành.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã ra mắt sổ tay "Một số thông tin cần biết khi xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc" nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt quy định về xuất khẩu chính ngạch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!