Thỏa thuận Anh - châu Âu và góc nhìn từ thị trường tài chính

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 05/02/2016 10:03 GMT+7

VTV.vn - Anh và EU đạt được thỏa thuận bước đầu trong những đàm phán về quy chế thành viên của Anh trong EU là câu chuyện nóng nhất ở châu Âu tuần qua.

Theo trang Bloomberg trích lời Bộ trưởng Tài chính Anh Osborne, thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạo cơ chế để những ý kiến từ phía Anh và nhiều quốc gia khác không thuộc khối sử dụng đồng Euro, được lắng nghe và quan tâm hơn. Nhiều khả năng sẽ có 2 cơ chế quy định song song về hoạt động ngân hàng dành cho các nước trong và ngoài Eurozone. Một thỏa thuận bảo vệ vị trí trung tâm tài chính khu vực của London, kỳ vọng cũng sẽ đạt được vào tháng này.

Tuy nhiên, theo Reuters thực tế sự nhượng bộ của châu Âu với nước Anh, nhận lại những phản ứng trái ngược từ nước Anh. Người ủng hộ cho rằng đây là thỏa thuận lịch sử, mang lại cả lợi ích cho cả Anh và châu Âu. Người nghi ngờ lại cho rằng, Thủ tướng Anh đã đưa ra những yêu cầu quá đơn giản, và việc châu Âu nhượng bộ, không có ý nghĩa gì nhiều cho nước Anh, cho nền kinh tế và thị trường tài chính London.

Châu Âu chưa trao cho Anh và các nước không dùng đồng Euro, được quyền phủ quyết các quyết sách tiền tệ nội khối này. Nhưng cũng theo Reuters, thỏa thuận này là một sự thở phào cho thị trường tài chính, và nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Vì thực tế cái họ quan tâm nhất, không phải là Anh và châu Âu đạt được thỏa thuận đến đâu, mà Anh có ở lại với châu Âu hay không, và hướng ra cho câu chuyện kéo dài này là gì.

Trong khi đó, theo trang kinh tế Bloomberg, đại diện điều hành các Ngân hàng lớn như Barclays hay Goldman Sachs đều bắt đầu năm 2016, bằng các chiến dịch vận động để Anh ở lại trong Liên minh châu Âu. Theo góc nhìn từ những người điều hành ngành ngân hàng, một quyết định ra đi sẽ không chỉ hủy hoại nền kinh tế Anh, mà còn đẩy hoạt động ngân hàng đến những rào cản thương mại lớn hơn, và khiến các ngân hàng mất đi những lao động chất lượng cao.

Dù vẫn còn nhiều ý kiến chỉ trích rằng bản thỏa thuận ban đầu giữa Thủ tướng Cameron và Hội đồng châu Âu là chung chung, hời hợt, đặc biệt trong các nội dung liên quan đến thị trường tài chính. Nhưng với những diễn biến trên thị trường ngay sau bản thỏa thuận, có thể thấy thị trường tài chính Anh đón nhận nó với một thái độ tích cực, theo hướng nó có thể có ý nghĩa trong việc duy trì vị trí trung tâm tài chính lớn nhất thế giới của London.

Một khảo sát trong khối doanh nghiệp được Thebusinessdesk đăng tải cho thấy, 40% lãnh đạo doanh nghiệp muốn Anh ở lại EU bất chấp điều kiện là gì, 52% muốn ở lại trong một châu Âu cải cách và chỉ 8% cho rằng Anh nên ra đi.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước