Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: "Thuỷ Tinh đánh đến đâu thì Sơn Tinh dâng đến đấy"

Thùy An-Thứ ba, ngày 03/11/2020 10:50 GMT+7

VTV.vn - Đây là ví von của Người đứng đầu ngành Nông nghiệp trong công tác đối phó với tình trạng biến đổi khi hậu.

Giải trình ý kiến đại biểu về vấn đề giữ rừng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nói hiện Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10,3 triệu ha, rừng trồng 4,3 triệu ha.

"Trong vòng 30 năm, một đất nước có GDP còn thấp như vậy, mà chúng ta quyết tâm xây dựng nền kinh tế bền vững, phát triển rừng là trọng yếu để phát triển môi trường, hệ số che phủ của chúng ta gần 42%. Thế giới bình quân 29%. Đây là sự cố gắng vượt bậc của nhân dân và cả hệ thống"- Bộ trưởng Cường phát biểu trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội vào sáng nay (3/11)

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Thuỷ Tinh đánh đến đâu thì Sơn Tinh dâng đến đấy - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Về việc ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng cho biết, 400.000 ha trồng lúa đã được chuyển đổi sang trồng thuỷ sản, cây ăn quả ở đồng bằng sông Cửu Long. Các cấp lãnh đạo cũng tập trung chỉ đạo liên tiếp với các chính sách chuyển đổi để ứng phó với tình trạng nước biển dâng, mưa bão ngày một nghiêm trọng hơn.

Bộ trưởng khẳng định, vì sớm dự báo những tác động lớn của biến đổi khí hậu nên Việt Nam đã tránh được một phần hậu quả của bão lũ vừa qua.

Để khắc phục, một mặt tái cơ cấu để thích ứng, căn cứ vào nguồn nước để bố trí lại cơ cấu sản xuất, cố gắng tái cơ cấu lại. Một mặt cùng với kinh nghiệm của dân gian. "Chúng ta sẽ cố gắng làm sao đúng theo phương châm: Thủy Tinh dâng đến đâu, Sơn Tinh dâng đến đấy" - Bộ trưởng khẳng định.

Nông nghiệp ngày càng "sạch" hơn

Về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật và phân bón giả mà đại biểu vừa nêu, Bộ trưởng Cường cho biết, nền nông nghiệp của nước ta đang vận hành theo hướng tạo ra sản phẩm sạch.

"Tính từ năm 2016, nền nông nghiệp của chúng ta cần khoảng trên 10 triệu tấn phân bón, trong đó chủ yếu là phân vô cơ. Báo cáo với Quốc hội một tin vui, sau kết quả giám sát, chúng ta đã tăng tỉ lệ phân hữu cơ lên gần 4 triệu tấn. Đây là xu hướng rất tích cực... Hiện chúng ta cũng tới 243 nghìn ha canh tác ở 45 tỉnh sản xuất theo hướng hữu cơ. Năm 2019, chúng ta xuất khẩu 35 triệu USD nông sản hữu cơ. Đây là quyết tâm rất lớn", Bộ trưởng Cường nói.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Thuỷ Tinh đánh đến đâu thì Sơn Tinh dâng đến đấy - Ảnh 2.

Bộ trưởng Cường cho biết, nền nông nghiệp của nước ta đang vận hành theo hướng tạo ra sản phẩm sạch (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, ông Cường thông tin, những năm trước đây, chúng ta nhập 120.000 tấn thuốc hóa học. Đến năm 2019, chỉ còn nhập 75.000 tấn, trong đó 20% là thuốc sinh học. Bộ trưởng NNPTNT cho rằng, đây là quyết tâm chung của chúng ta, giảm danh mục và số thuốc bảo vệ thực vật.

Dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận vẫn còn nhiều hạn chế trong các lĩnh vực này, cần tiếp tục hoàn chỉnh thể chế, chế tài để cố gắng vận hành một nền nông nghiệp bền vững, sạch, để tăng cường xuất khẩu.

Trước đó, phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, ông Hoàng Đức Thắng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị nêu thực trạng: "Câu chuyện hủy hoại về rừng không còn là chuyện mới song nhìn lại lũ lụt, sạt lở miền Trung càng thấy thấm thía cái giá phải trả cho sự tàn phá này".

"Tôi đề nghị Quốc hội xem xét có chương trình chính sách phát triển lâm nghiệp và vùng nguyên liệu lâm nghiệp đối với khu vực các tỉnh miền núi. Coi phát triển lâm nghiệp là giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra" - bà Triệu Thị Thu Phương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn đề nghị.

Cần coi phát triển lâm nghiệp là giải pháp quan trọng giảm thiểu thiệt hại do thiên tai Cần coi phát triển lâm nghiệp là giải pháp quan trọng giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

VTV.vn - ĐBQH Triệu Thị Thu Phương đề xuất Quốc hội xem xét có chương trình chính sách phát triển vùng nguyên liệu lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và  VTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước