Tiền đang chuyển hướng vào trái phiếu doanh nghiệp?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 03/07/2019 09:24 GMT+7

VTV.vn - Thị trường tài chính Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ về các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tiền đang chuyển hướng vào trái phiếu doanh nghiệp? - Câu hỏi này được Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đặt ra khi hàng loạt các doanh nghiệp đua nhau phát hành trái phiếu, từ các ngân hàng thương mại đến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Lãi suất trái phiếu được đẩy lên mức cao kỷ lục, tới 14,45%/năm, cao hơn nhiều so với lãi vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại hiện khoảng 10-12%/năm.

Nhìn ở mặt tích cực cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam đang dần thay đổi, thị trường vốn phát huy vai trò huy động nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp thông qua cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, Thời báo Ngân hàng phân tích về rủi ro khi các ngân hàng thương mại đang nắm giữ khoảng 35,5% tổng số trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra.

Thậm chí, nhiều thương vụ ngân hàng ôm trọn toàn bộ lượng trái phiếu doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Chính việc này khiến các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tài chính trong dài hạn rất lớn bởi hiện nay các doanh nghiệp bất động sản vẫn chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Nếu các ngân hàng ôm thêm trái phiếu doanh nghiệp thì đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp sẽ quá lớn, dễ mất thanh khoản.

Ngoài ra, trên một số báo sáng nay còn nhiều vấn đề đáng chú ý khác. Thời báo Kinh doanh nhấn mạnh quan ngại khác rằng chất lượng hàng hóa Việt Nam khó đáp ứng các tiêu chuẩn để tận dụng cơ hội xuất khẩu từ Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA). Lý do bởi Việt Nam không những phải bảo đảm tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn phải bảo đảm tiêu chuẩn về xã hội, lao động, sở hữu trí tuệ, nguồn gốc xuất xứ và minh bạch hóa thông tin.

Trong bài "Lo thiếu nông sản xuất khẩu", báo Đầu tư trích dẫn con số đáng chú ý từ Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) là chỉ khoảng 5% hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Rõ ràng dù giảm thuế nhưng hàng rào kỹ thuật lại cao chót vót, muốn cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải thay đổi sản xuất bài bản hơn.

Một câu hỏi cũng được đặt ra trên báo Diễn đàn doanh nghiệp rằng: Vảy cá lóc về đâu? phản ánh cơn "khát" vảy cá lóc tại làng nghề khô Phú Thọ - Tam Nông - Đồng Tháp khi giá được đẩy lên hàng chục lần. Bài báo dẫn lời một doanh nghiệp trong nghề cho biết hàm lượng collagen trong vảy cá lóc rất ít, chỉ có thể phơi khô, xay nhuyễn làm thức ăn chăn nuôi. Người dân bán còn không biết thương lái mua để làm gì. Vì vậy một khi thương lái ngừng thu mua sẽ rất khó xử lý trong vấn đề môi trường bởi vảy cá sẽ dễ phát sinh ruồi nhặng, gây ô nhiễm. Trước đây ở nhiều địa phương cũng xuất hiện thương lái thu mua rễ tiêu, lá điều hay móng trâu… báo Diễn đàn doanh nghiệp cho rằng cơ quan quản lý cần sớm lên tiếng về tình trạng này.

Nở rộ phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nở rộ phát hành trái phiếu doanh nghiệp

VTV.vn - 224.000 tỷ đồng là số tiền các DN đã huy động được thông qua phát hành trái phiếu trong năm 2018. Lần đầu tiên giá trị trái phiếu DN đã cao hơn trái phiếu Chính phủ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước