Theo đó, trong quá khứ, việc kêu gọi đầu tư BT đã lộ ra nhiều khuyết điểm, khu đất được đổi lại cho chủ đầu tư không gắn liền với dự án hạ tầng mà doanh nghiệp tham gia.
Đường vành đai Bình Lợi - Tân Sơn Nhất, còn gọi là đại lộ Phạm Văn Đồng, là một dự án hạ tầng giao thông được TP.HCM kêu gọi đầu tư theo hình thức BT đổi đất lấy hạ tầng cách đây 10 năm. Theo kế hoạch, hơn 13km dự án này được thực hiện trong vòng 4 năm, trên thực tế đã kéo dài hơn 6 năm mới hoàn thành. Nguyên nhân là do chủ đầu tư thi công không tập trung nguồn lực tài chính để thực hiện dự án. Để thực hiện con đường này, chủ đầu tư được đổi lại khu đất ở quận 2 nằm khá xa khu vực dự án.
Theo các chuyên gia, việc đổi một khu đất nằm xa như vậy là nguyên nhân khiến quá trình thi công con đường này không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhìn lại việc kêu gọi đầu tư BT của dự án cầu thủ Thiêm 4, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế FullBright, chỉ ra rằng, 16 khu đất mà TP.HCM đổi lại cho nhà đầu tư nằm khá xa so với khu vực cầu đi qua dự án.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc thành phố chỉ định thầu 4 doanh nghiệp xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 và đổi ngang lại 16 khu đất là chưa phù hợp với các quy định hiện hành, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả. Theo Luật Đất đai năm 2013, đã không còn khái niệm đổi đất lấy hạ tầng. Do đó, việc thực hiện theo hình thức BT đúng nghĩa là dự án phải được đấu thầu, không phải chỉ định thầu, giao thầu. Nhà nước có thể trả lại bằng đất nhưng không được đổi ngang mà phải đấu giá đất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!