Sáng nay (17/1), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã dành một phiên để thảo luận về định hướng phát triển trí tuệ nhân tạo.
Ước tính, trí tuệ nhân tạo có thể đem lại cho Nhật Bản 8.700 tỷ USD và cho Trung Quốc 7.000 tỷ USD vào năm 2030. Trong khi đó, Việt Nam chưa có tính toán cụ thể con số.
Theo các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng ở hầu hết các ngành nghề, thay thế cho lao động giá rẻ và rút ngắn được chu trình sản xuất.
Chẳng hạn trong ngành logistic tại Việt Nam, việc phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tới gần 30% chi phí nhiên liệu cùng các nguồn lực khác. Tuy nhiên, làm thế nào để thu thập, lưu trữ và khai thác hiệu quả dữ liệu là một bài toán khó đối với nền kinh tế.
"Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu, việc lưu trữ dữ liệu trong nước làm giảm GDP của các quốc gia xấp xỉ 1%, riêng Việt Nam, việc bắt buộc lưu trữ dữ liệu nội địa có thể làm sụt giảm GDP tới 1,7%. Do đó, Việt Nam cần phải cân bằng giữa bảo vệ dữ liệu, các quyền quyền riêng tư với mục tiêu phát triển kinh tế bởi để phát triển kinh tế số rất cần có dòng chảy dữ liệu xuyên quốc gia" - ông Yam Ki Chan - Google khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!