Trục lợi từ hoàn thuế VAT: Báo động vào cuối năm

Lê Hương-Thứ bảy, ngày 09/11/2013 22:20 GMT+7

 Một thực tế là ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng những ưu đãi để trục lợi, phổ biến là một bộ phận doanh nghiệp xuất khẩu có hành vi khai báo gian lận, chiếm đoạt tiền thuế NN.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chuyện nhiều doanh nghiệp kêu khó, cần được hỗ trợ cũng là điều bình thường. Trong 2 năm trở lại đây, Nhà nước cũng đã có hàng loạt các chính sách hỗ trợ vốn, miễn giảm giãn thuế giúp các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tồn tại qua khó khăn. Những sự hỗ trợ đó là cần thiết và thực sự có hiệu quả với không ít doanh nghiệp.

Tình trạng trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang diễn ra phức tạp trong năm nay và đặc biệt gia tăng ở mức báo động trong giai đoạn cuối năm. Cách thức, hành vi gian lận cũng rất nhiều kiểu khác nhau, đơn cử như lợi dụng phân luồng hàng hóa để gian lận.

Tại khu vực biên giới Tây Nam, trong vòng 2 năm trở lại đây có rất nhiều công ty được thành lập với mục đích xuất khẩu. Chỉ tính riêng 2 cửa khẩu Khánh Bình và Bắc Đai tại An Giang đã có hơn 250 doanh nghiệp xuất khẩu.

‘ Hải quan TP.HCM kiểm tra sữa nhập khẩu - mặt hàng đã phát hiện nhiều gian lận thuế. (Ảnh: Báo Hải Quan)

250 doanh nghiệp xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm, đã xuất lượng hàng hóa theo khai báo có giá trị khoảng 40.000 tỷ đồng… Và riêng số tiền họ được hoàn thuế giá trị gia tăng là 4.000 tỷ… bằng cả thu ngân sách của toàn tỉnh. Liệu đây có phải là những đại gia xuất khẩu?

Đáng tiếc, câu trả lời lại là “Không”. Khi được mục sở thị, hình ảnh của những công ty này là sự nghèo nàn về cơ sở vật chất. Và như vậy, quả là ngạc nhiên khi họ có thể giao thương hàng chục nghìn tỷ đồng. Không chỉ vậy, nhiều công ty sau khi đã nhận hàng chục tỷ đồng tiền hoàn thuế, đã nhanh chóng giải thể.

Ông Nguyễn Đỗ Kim - Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực phía Nam - Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết: “Những doanh nghiệp này nếu xét về năng lực hoạt động thì quá bình thường. Trụ sở thì thuê, cơ sở thì không có gì nhưng trị giá hàng xuất khẩu là hàng trăm tỷ. Do vậy, chúng tôi nhận định có dấu hiệu của việc xuất khống hoặc khai gian trong việc xuất hàng để hoàn thuế VAT trục lợi, rút tiền từ Ngân sách Nhà nước”.

Hải quan An Giang cũng thừa nhận, chính sách tạo thông thoáng cho hàng hóa xuất khẩu đang bị lợi dụng để gian lận thuế giá trị gia tăng. Phần lớn đối tượng tham gia hoạt động xuất khẩu qua địa bàn này đều được xếp vào luồng xanh (ưu tiên không kiểm tra), nên việc xác định số lượng hàng xuất khẩu thực tế là rất khó khăn.

Ông Lâm Tấn Lập - Phó Chi cục trưởng Hải quan Bắc Đai - Cục Hải quan An Giang phân tích: “Khi luồng xanh thì chúng ta chỉ giám sát, đối chiếu và thông quan chứ không kiểm tra thực tế hàng hóa nên tạo kẽ hở cho doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận”.

Vậy câu hỏi là tại sao hầu hết các doanh nghiệp ở khu vực này đều được xếp vào diện luồng xanh để không bị kiểm tra hàng hóa khi xuất khẩu?

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước