Theo quy hoạch từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ đầu tư 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng kinh phí ước tính hơn 40 tỷ USD. Áp lực về nguồn vốn đang là bài toán không dễ để tìm lời giải. Vì thế, Hà Nội đã có chủ trương xã hội hóa xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.
Giáo sư, Tiến sĩ Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực quản lý giao thông đô thị cho rằng việc tư nhân đăng ký tham gia xây dựng đường sắt đô thị là một tín hiệu vui.
Đường sắt đô thị được xây dựng, người dân sẽ được hưởng lợi. Đấy là lợi ích mà ai cũng nhìn thấy rõ. Vậy còn các nhà đầu tư tư nhân, họ sẽ được lợi gì khi phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ cho các tuyến đường sắt đô thị? Nếu như Hà Nội áp dụng mô hình BT (xây dựng, chuyển giao) thì thường cơ chế mà Hà Nội tính đến sẽ là đổi đất lấy hạ tầng - nhà đầu tư sẽ làm đường, còn địa phương sẽ cấp cho họ một quỹ đất để sử dụng vào mục đích khác.
Tuy nhiên, quỹ đất trong khu vực nội đô hiện rất hạn hẹp. Vì vậy, khi thành phố thực hiện các tuyến đường sắt theo quy hoạch này, nhiều khu đất ngoại thành như Nhổn, Sơn Tây, Hòa Lạc sẽ có cơ hội được các nhà đầu tư nhắm đến. Vấn đề đặt ra hiện nay là các địa phương sẽ dành cơ chế cụ thể như thế nào cho các nhà đầu tư?
Giáo sư, Tiến sĩ Lã Ngọc Khuê và ông Nguyễn Ngọc Đông - Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải đã có ý kiến về vấn đề này như sau:
Rõ ràng, việc tư nhân tham gia làm đường sắt đô thị là chưa từng có và là một tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, cũng còn nhiều vấn đề đặt ra, đặc biệt về cơ chế, cách thức quản lý đầu tư để đảm bảo minh bạch và hiệu quả.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!