Năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hóa tập thể
"Vải thiều Lục Ngạn”. Ba năm sau, sản phẩm này lại được cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Những tấm giấy thông hành này được kỳ vọng là sẽ giúp quả vải thiều Lục Ngạn có nhiều lợi thế hơn trên thị trường, ổn định giá bán, thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, từ đó giá trị sản xuất của ngành hàng tăng cao. Nhưng thực tế thì không như kỳ vọng.
Làng Xẻ Mới là một trong những nơi áp dụng quy trình VietGAP đầu tiên của tỉnh Bắc Giang từ 6 năm trước. Làm theo quy trình, công sức của người dân phải bỏ ra nhiều hơn, vì thế mà quả vải có mẫu mã đẹp hơn quả vải thường, nhưng giá bán thì lại không hơn.
Quả vải đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nghĩa là chất lượng thơm ngon và đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Thế nhưng các siêu thị vẫn từ chối vải thiều Lục Ngạn, khi ông Lưu Xuân Hòa, Chủ tịch Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn, Bắc Giang mang tới tiếp thị.
Ông Hòa cho biết: “Siêu thị trả thấp hơn giá bán tại Lục Ngạn, chưa tính công vận chuyển, bao bì và nhiều công khác. Mà bán với giá này thì Tổng công ty thương mại Hà Nội và Fivimart không chấp nhận vì giá bán ở dưới đó thấp hơn”.
Chất lượng vượt trội nhưng không thể tìm đầu ra ổn định, quả vải thiều Lục Ngạn vẫn phải chen chân ra ngoài chợ và chấp nhận bán với giá vải thường. Những nhãn mác sau nhiều năm mới có đành phải gỡ bỏ vì không có ai quan tâm...
Mời quý vị khán giả xem video chi tiết.